EV71 xuất hiện trở lại tại nhiều tỉnh, thành phố phía Nam với nhiều trường hợp trẻ em mắc bệnh tay chân miệng nặng cần chỉ định IVIG, nhưng nhiều địa phương không chủ động được nguồn thuốc này.

TP.HCM kiến nghị cách xử lý thiếu thuốc IVIG điều trị tay chân miệng

Hồ Quang | 24/06/2023, 19:12

EV71 xuất hiện trở lại tại nhiều tỉnh, thành phố phía Nam với nhiều trường hợp trẻ em mắc bệnh tay chân miệng nặng cần chỉ định IVIG, nhưng nhiều địa phương không chủ động được nguồn thuốc này.

Theo Sở Y tế TP.HCM, thuốc Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch (IVIG) được xem là “bảo bối” trong hỗ trợ điều trị các trường hợp mắc tay chân miệng nặng. Tuy nhiên, thuốc IVIG là thuốc chỉ sản xuất được từ huyết tương người, chưa sản xuất được trong nước. Đây là một thách thức lớn trong việc trị bệnh nhân tay chân miệng vào lúc này.

tphcm-kien-nghi-cach-xu-ly-thieu-thuoc-ivig-dieu-tri-tay-chan-mieng-hinh-anh(1).png
Thuốc Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch (IVIG) được xem là “bảo bối” trong hỗ trợ điều trị các trường hợp mắc tay chân miệng nặng đang thiếu trầm trọng - Ảnh: PV

Ngày 23.6, Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế đã cấp giấy chứng nhận xuất xưởng cho 6.000 lọ thuốc ProIVIG do Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Duy Anh nhập khẩu.

Hiện các bệnh viện chuyên khoa nhi của TP đã tiếp cận được nguồn thuốc IVIG mới nhập khẩu, đang khẩn trương thực hiện các thủ tục để mua sắm thuốc, đảm bảo không bị gián đoạn nguồn cung ứng thuốc cho điều trị bệnh tay chân miệng

Tuy nhiên, theo Sở Y tế bệnh tay chân miệng là một loại dịch bệnh lưu hành, còn tiếp tục diễn biến trong nhiều năm tới, cần sớm có những giải pháp căn cơ và chủ động hơn về cung ứng thuốc IVIG cho công tác phòng chống dịch tay chân miệng.

Theo đó, Bộ Y tế cần triển khai mua sắm tập trung các thuốc hiếm đảm bảo cung ứng thuốc cho nhóm bệnh dịch bệnh lưu hành (sốt xuất huyết, tay chân miệng…), và một số bệnh nguy hiểm, ít gặp khác; TP cần có chính sách khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp dược trong nước nghiên cứu sản xuất Immunoglobulin từ nguồn cung ứng huyết tương sẵn có tại chỗ thông qua hoạt động hiến máu thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thuốc nhập khẩu.

Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển nền Công nghiệp Dược tại TP.HCM của lãnh đạo TP trong thời gian tới.

Theo Sở Y tế, thuốc IVIG được xem là một trong những thuốc điều trị hỗ trợ hiệu quả đối với những trường hợp tay chân miệng nặng, giảm tỷ lệ chuyển độ cũng như giảm tỉ lệ biến chứng nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em. IVIG là một chế phẩm của globulin người, được tổng hợp từ người hiến máu khỏe mạnh và chứa các kháng thể trung hòa chống lại các loại enterovirus khác nhau. IVIG tạo miễn dịch thụ động nhờ tác dụng làm tăng kháng thể và tăng khả năng phản ứng kháng thể - kháng nguyên.

Khác với các loại thuốc khác, IVIG được điều chế trực tiếp từ huyết tương người nên việc sản xuất sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp huyết tương thông qua hiến máu, nên việc tăng đột biến nhu cầu về số lượng thuốc sẽ gặp khó khăn hơn so với các loại thuốc khác.

Tại Việt Nam, chế phẩm Immunoglobulin chưa được sản xuất trong nước mà phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài. Trong 2 năm qua, nguồn cung ứng huyết tương trên toàn cầu bị sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Do điều chế trực tiếp từ huyết tương người, IVIG chỉ được phép đưa ra lưu hành, sử dụng sau khi có giấy chứng nhận chất lượng do Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế cấp, xác nhận lô sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM kiến nghị cách xử lý thiếu thuốc IVIG điều trị tay chân miệng