Hàng chục bệnh viện cũng như các phòng khám đa khoa, trạm y tế trên địa bàn TP.HCM quá chậm chạm trong việc đưa hồ sơ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế lên cổng tiếp nhận của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Điều này khiến cho TP.HCM trở thành địa phương đứng áp chót trong cả nước về việc liên thông dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

TP.HCM đứng áp chót trong cả nước về liên thông dữ liệu khám chữa bệnh

Hồ Quang | 05/09/2020, 15:10

Hàng chục bệnh viện cũng như các phòng khám đa khoa, trạm y tế trên địa bàn TP.HCM quá chậm chạm trong việc đưa hồ sơ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế lên cổng tiếp nhận của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Điều này khiến cho TP.HCM trở thành địa phương đứng áp chót trong cả nước về việc liên thông dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Năm 2019 ước tính thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế hơn 10.000 tỉ đồng

Người bị cách ly không được bảo hiểm y tế chi trả xét nghiệm COVID-19

Điều trị trái tuyến ở bệnh viện tuyến tỉnh vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

TP.HCM quyết xử nghiêm hành vi trục lợi từ bảo hiểm y tế

Ngày 5.9, Bảo hiểm xã hội TP.HCM, cho biết đến hết tháng 7.2020 số lượng hồ sơ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM gửi đến cổng tiếp nhận của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, tỷ lệ liên thông dữ liệu chỉ đạt 86,55%, thấp hơn tỷ lệ của toàn quốc (96,11%). Với tỷ lệ này, TP.HCM là địa phương có tỷ lệ liên thông dữ liệu đứng ở vị trí áp chót, 61/ 63 tỉnh, thành.

Trong khi đó, tỷ lệ liên thông dữ liệu đúng ngày của các cơ sở y tế ở TP.HCM chỉ đạt 92,56%, thấp hơn tỷ lệ toàn quốc (92,88%), xếp thứ 51/63 tỉnh thành. Trong đó có 2 cơ sở y tế không có hồ sơ nào liên thông nào đúng ngày là Trạm Y tế phường 4 (quận Gò Vấp) và Phòng khám đa khoa (thuộc chi nhánh công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Quốc tế Sài Gòn).

Bên cạnh việc liên thông dữ liệu, liên thông dữ liệu đúng ngày có tỷ lệ thấp, các hồ sơ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của các cơ sở y tế ở TP.HCM gửi lên cổng tiếp nhận của Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị cảnh báo, từ chối… cũng chiếm một tỷ lệ cao.

Cụ thể, số lượng hồ sơ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bị cảnh báo là 11.250 hồ sơ, tương đương 2.205,41 triệu đồng; hồ sơ bị từ chối tự động 28.415 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 0,3%, tương đương 6.568,35 triệu đồng…

Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, có 30 bệnh viện trên địa bàn TP có tỷ lệ gửi hồ sơ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng hạn đến cổng tiếp nhận Bảo hiểm xã hội Việt Nam thấp so với tỷ lệ trung bình của cả nước, trong đó có những bệnh viện gửi hồ sơ đúng hạn chỉ đạt tỷ lệ hơn 50%.

Riêng các phòng khám đa khoa, các trạm y tế có tỷ lệ hồ sơ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gửi đúng hạn thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước là 34 đơn vị, cá biệt có 2 đơn vị không có hồ sơ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nào gửi đúng hạn quy định là Trạm Y tế phường 4 (quận Gò Vấp) và Phòng khám đa khoa (thuộc chi nhánh công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Quốc tế Sài Gòn).

Theo Sở Y tế TP.HCM, sự chậm trễ này có lý do khách quan, nhưng vẫn còn những nguyên nhân chủ quan của mỗi đơn vị, nhất là lãnh đạo các cơ sở y tế chưa thật sự quan tâm. Do đó, Sở Y tế TP đề nghị, các cơ sở y tế trong quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phải tập trung hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý bệnh viện, hệ thống quản lý xét nghiệm (Laboratory Information System, LIS), hệ thống quản lý lưu trữ và luân chuyển hình ảnh.

Triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm: kiểm soát chi phí điều trị tránh lạm dụng và sai sót trong bảo hiểm y tế; hệ thống cho phép tiền giám định bảo hiểm y tế tại bệnh viện; hệ thống có khả năng giao tiếp với cổng thông tin giám định bảo hiểm y tế và cổng thông tin Bộ Y tế một cách tự động; cho phép kết nối kho dữ liệu bảo hiểm y tế để kiểm tra thông tin người bệnh khám bảo hiểm y tế, giữa các tuyến bằng cách tích hợp phần mềm tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế, và lịch sử khám chữa bệnh vào hệ thống thông tin của bệnh viện…

Bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là hoàn thiện phần mềm ứng dụng HIS, Sở Y tế TP khuyến cáo các bệnh viện sớm hình thành tổ bảo hiểm y tế chuyên trách với sự tham gia của ít nhất 3 phòng: phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài chính kế toán và phòng công nghệ thông tin. Tổ bảo hiểm y tế của bệnh viện sẽ chịu trách nhiệm chuyển dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm lên cổng thông tin Bảo hiểm xã hội, nhất là chịu trách nhiệm hiệu chỉnh dữ liệu đề nghị giám định và thanh toán.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM đứng áp chót trong cả nước về liên thông dữ liệu khám chữa bệnh