Để đảm bảo tính công khai minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), TP.HCM đã quyết định thay đổi một số quy định khi thực hiện dự án.

TP.HCM đổi quy định khi chọn nhà đầu tư làm dự án PPP

Phan Thị Diệu | 20/08/2019, 11:07

Để đảm bảo tính công khai minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), TP.HCM đã quyết định thay đổi một số quy định khi thực hiện dự án.

Theo đó, UBND TP.HCM đã giao Sở Kế hoạch - Đầu tư thống nhất phương án đầu tư dự án đường trục Bắc - Nam với các nhà đầu tư để tổ chức đấu thầu sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt.

Trong khi đó, các dự án thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) khác thì sử dụng vốn ngân sách TP.HCM để nghiên cứu lập, thẩm định, trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Thành phố yêu cầu chấm dứt việc giao các nhà đầu tư tự bỏ chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án, nhằm đảm bảo tính công khai minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

Hiện nay, TP.HCM đang mời gọi đầu tư thực hiện nhiều dự án giao thông theo hình thức PPP như đường vành đai 2, 3, 4, các dự án mở rộng quốc lộ 1A, quốc lộ 22…

Về dự án đường Vành đai 2, UBND TP.HCM giao Sở Kế hoạch - Đầu tư rà soát quy mô, phân kỳ đầu tư, xem xét tính cấp bách ưu tiên đầu tư, trong đó giai đoạn 2019-2020 chủ yếu thông qua chủ trương, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và hoàn tất các thủ tục cần thiết để triển khai sau năm 2020.

UBND TP.HCM sẽ báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy thông qua trước khi trình HĐND TP.HCM về chủ trương, phân kỳ đầu tư và tiến độ thực hiện đoạn 1, đoạn 2 dự án. Đối với đoạn 3 (dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1, quận Thủ Đức), UBND TP.HCM sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận sử dụng các khu đất đủ điều kiện để thanh toán cho hợp đồng BT dự án.

Về dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên, Sở Giao thông vận tải được giao rà soát toàn bộ quy trình thủ tục, hình thức đầu tư dự án để thống nhất hình thức với các nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay.

Được biết, tại TP.HCM, hiện có một số hình thức PPP phổ biến được áp dụng như: BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BT (xây dựng - chuyển giao), BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành)…

TP.HCM đang tiếp tục triển khai 130 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến là 380.847 tỉ đồng.

Từ năm 2000 đến nay, trên địa bàn TP.HCM có 22 dự án đã hoàn tất ký kết hợp đồng PPP với tổng vốn đầu tư khoảng 69.869 tỉ đồng (khoảng 3 tỉ USD). Trong đó, 16 dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, 3 dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, 2 dự án thuộc lĩnh vực môi trường và 1 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa.

Một số dự án có thể kể tới như dự án xây dựng cầu Phú Mỹ; dự án đường kết nối cầu Phú Mỹ; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn An Sương - An Lạc; dự án xa lộ Hà Nội; dự án cầu Bình Triệu 2; dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu.

Hiện tại, thành phố đang tiếp tục triển khai 130 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến là 380.847 tỉ đồng. Nổi bật như dự án xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị Thủ Thiêm (12.000 tỉ đồng), dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (gần 10.000 tỉ đồng), cầu Thủ Thiêm 2 (3.100 tỉ đồng)…

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM đổi quy định khi chọn nhà đầu tư làm dự án PPP