Trước mắt, thành phố sẽ tiến hành di dời các cơ sở không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn TP đợt 1 từ nay đến hết năm 2017.

TP.HCM: Di dời hơn 10.000 cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch

Quang Huy | 29/12/2016, 18:04

Trước mắt, thành phố sẽ tiến hành di dời các cơ sở không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn TP đợt 1 từ nay đến hết năm 2017.

UBND TP.HCMvừa ban hành Kế hoạch di dời hơn 10.000 cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn TP giai đoạn 2016 - 2020.

Kế hoạchsẽ từng bước di dời cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, cơ sở dệt nhuộm, hóa chất, cơ khí vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc ra khỏi TP; các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vào các nhà máy giết mổ công nghiệp tập trung, hiện đại; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất tự di dời đến vị trí mới phù hợp quy hoạch nhằm hoạt động ổn định và phát triển lâu dài.

Theo đó, địa điểm để các cơ sở sản xuất di dời đến thuộc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn TP hoặc các địa điểm khác phù hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường.

Trước mắt, TP sẽ tiến hành di dời các cơ sở không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn TP đợt 1 năm 2016 (đã được duyệt tại Quyết định số 5187/QĐ-UBND ngày 3.10.2016) từ nay đến năm 2017.

Giai đoạn 2018-2020, TP sẽ triển khai các phương thức xử lý đối với cơ sở thuộc danh mục cơ sở sản xuất phải di dời theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; tiếp tục phê duyệt danh mục cơ sở sản xuất phải di dời; xây dựng các phương án hỗ trợ các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ...

Cũng theo UBND TP, việc chuyển đổi mục đích sử dụng công trình, sử dụng đất phù hợp với quy hoạch được ưu tiên thực hiện trước, giai đoạn sau đó mới bắt buộc phải di dời các cơ sở không phù hợp quy hoạch.

Theo đánh giá của UBND thành phố, thời gian qua các đơn vị sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường vẫn cố tình đối phó với cơ quan quản lý nhà nước bằng mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi như thay đổi pháp nhân hoạt động sau khi bị xử phạt, có hệ thống xử lý nhưng không vận hành thường xuyên, chôn hệ thống xả thải trong lòng đất, lén xả nước thải vào đường thoát nước mưa của các đơn vị trong khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Bên cạnh đó, lợi nhuận từ việc cho thuê đất, nhà xưởng hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn là rất cao nhưng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cho thuê đất sử dụng không đúng mục đích chủ yếu là phạt tiền không đủ sức răn đe, do đó các chủ cho thuê đất vẫn cố tình cho các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, đã bị xử lý cưỡng chế buộc ngưng hoạt động tiếp tục thuê nhà xưởng, để hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Quang Huy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
11 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Di dời hơn 10.000 cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch