TP.HCM đặt mục tiêu từ năm 2026 đến 2030 là một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế có thứ hạng cao ở châu Á còn từ sau năm 2031 trở đi, TP sẽ nỗ lực đạt thứ hạng cao trong số các TTTC toàn cầu.

TP.HCM đặt mục tiêu trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á trước 2030

Tú Viên | 05/06/2022, 21:14

TP.HCM đặt mục tiêu từ năm 2026 đến 2030 là một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế có thứ hạng cao ở châu Á còn từ sau năm 2031 trở đi, TP sẽ nỗ lực đạt thứ hạng cao trong số các TTTC toàn cầu.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 tổ chức hôm nay (5.6), bà Phan Thị Thắng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết đã báo cáo Đề án xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại TP.HCM với Phó thủ tướng Lê Minh Khái.

Theo đề án, từ giờ đến trước năm 2025, TP.HCM sẽ nâng hạng thành trung tâm tài chính quốc tế trong xếp hạng chỉ số các TTC toàn cầu (GFCI), với năng lực cạnh tranh và trình độ phát triển ở mức trung bình trong khu vực Đông Nam Á. Trong giai đoạn này, Khu trung tâm tài chính - thương mại phức hợp tại Thủ Thiêm sẽ bước đầu được định hình.

Từ năm 2026 đến 2030, TP đặt mục tiêu là một TTTC quốc tế có thứ hạng cao ở châu Á. Giai đoạn này, TP sẽ định hình Khu trung tâm tài chính - thương mại phức hợp tại Thủ Thiêm trở thành cụm ngành tài chính về fintech gắn với hệ thống ngân hàng, dịch vụ quản lý đầu tư - tài sản gắn với thị trường vốn và giao dịch hàng hóa phái sinh xuyên biên giới.

Còn từ sau năm 2031 trở đi, TP sẽ nỗ lực đạt thứ hạng cao trong số các TTTC toàn cầu, tiếp tục lộ trình hội nhập tài chính trên cơ sở tự do hóa đồng Việt Nam và tự do hóa tài khoản vốn.  Khi đó, Khu tài chính quận 1 và Thủ Thiêm sẽ trở thành cụm tài chính về ngân hàng và fintech với các giao dịch mang tính toàn cầu.

Bà Phan Thị Thắng đánh giá TP.HCM có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý khi ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải, có múi giờ khác biệt với 21 TTTC lớn nhất toàn cầu. Chính lợi thế múi giờ cho phép Việt Nam tham gia chu trình khép kín các giao dịch tài chính toàn cầu suốt 24/24 giờ. 

Hiện TP.HCM đóng góp khoảng 22% GDP và gần 25% thu ngân sách cả nước. Đặc biệt, quy mô các hoạt động tài chính của TP.HCM là 119 nghìn tỉ đồng, chiếm đến 35,2% cả nước.

Ông Nguyễn Thành Phong, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng tán thành vị trí địa lý thuận lợi của TP.HCM. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng và sâu rộng của hệ thống tài chính Việt Nam, đặc biệt là fintech, cũng như nhu cầu và khả năng cung ứng vốn tăng nhanh theo sự tăng trưởng của nền kinh tế để xây dựng và phát triển TP.HCM thành TTTC toàn cầu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM đặt mục tiêu trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á trước 2030