Trong số các địa phương trên cả nước có bệnh nhân mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết hay vi rút Zika thì TP.HCM là địa phương dẫn đầu; đặc biệt địa phương này còn có tỷ lệ tiêm chủng gần như thấp nhất cả nước.

TP.HCM dẫn đầu về nhiều loại dịch bệnh

Hồ Quang | 16/02/2017, 15:33

Trong số các địa phương trên cả nước có bệnh nhân mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết hay vi rút Zika thì TP.HCM là địa phương dẫn đầu; đặc biệt địa phương này còn có tỷ lệ tiêm chủng gần như thấp nhất cả nước.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch khu vực phía Nam năm 2017 do Bộ Y tế tổ chức sáng nay (16.2) tại TP.HCM.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong năm 2016 cả nước có 110.876 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 36 ca tử vong; 27.224 ca mắc tay chân miệng;219 ca nhiễm vi rút Zika...Trong 10 tỉnh, thành có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất năm 2016 thì TP.HCM dẫn đầu với 17.361 ca, kế đến là các địa phương nhưGia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Dương. Bên cạnh đó, cả 2 căn bệnh khác là tay chân miệng và vi rút Zika thì TP.HCM cũng vượt qua các tỉnh, thành khác, trong đó bệnh tay chân miệng lên đến 3.573 ca, còn vi rút Zika có đến 199 ca.

“Hiện cả nước có 12 tỉnh, thành có bệnh nhân nhiễm vi rút Zika, trong đó tập trung chủ yếu ở TP.HCM với 199 ca, kế đến là Bình Dương: 9 ca, Đồng Nai: 7 ca, Khánh Hòa: 6 ca...”, PGS.TS.BS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Ytế dự phòng cho biết.

Theo ông Phu, trong số 14 địa phương có tỷ lệtiêm chủng cho trẻ dưới 90%, cónhiều địa phương còn có tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dưới 80%,đặc biệt là TP.HCM. Địa phương này có đến 22/24 quận -huyện có tỷ lệ tiêm chủng dưới 80%, có 1 quận - huyện tỷ lệ tiêm chủng dưới 90%. Như vậy, TP.HCM là nơi có nhiều quận - huyện có tỷ lệ tiêm chủng dưới 80% cao nhất nước.

“Các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dưới 80% cần phải có giải pháp để chấn chỉnh nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ, không thể để tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ ở địa phương mình chưa đạt được 80%”, ông Phu đề nghị.

PGS.TS.BS Trần Đắc Phu đã chỉ ra những tồn tại trong công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian qua như ý thức, tập quán của người dân; vùng lõm về tiêm chủng; năng lực giám sát, chẩn đoán, điều trị tại vùng sâuvùng xa còn nhiều hạn chế;đáp ứng khi có dịch xảy ra còn chậm...

Theo nhận định của ông Phu, trong thời gian tới tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, nhiều bệnh có khả năng xâm nhập vào Việt Nam nhưcúm gia cầm, Ebola, MERS- CoV... nếu không thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn.

Ngoài ra, số dịch bệnh lưu hành nhưsốt xuất huyết, tay chân miệng, vi rút Zika, liên cầu khuẩn lợn, viêm não vi rút... vẫn đang là một thách thức trong việcgiảm số ca mắc và tử vong.

Trước tình hình trên, ông Phu đề nghị các địa phương trong năm 2017khi xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh phải nêu rõ các hoạt động tập trung, trách nhiệm của các sở, ngành từng đơn vị trong ngành y tế và làm rõ việc đầu tư cho các hoạt động.

“Các địa phương phải chuẩn bị phương án, kịch bản ứng phó với các tình huống về dịch bệnh và các nguy cơ về y tế công cộng, chứ không để dịch bệnh xuất hiện rồi mới bắt đầu thực hiện gâyảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh”, ông Phu nói.

Ông Phu cũng đề nghị các địa phương nên nhân rộng mô hình xử phạt hành chính đối với các trường hợp cố tình không chấp hành diệt lăng quăng nơi ở như tại TP.HCM.

Trong thời gian qua, TP.HCM xử phạthành chính các trường hợp cố tình không chấp hành diệt lăng quăng. Tuy nhiên, việc xử lýchỉchủ yếu ở các doanh nghiệptrong khi các hộ gia đình chưa nhiều. Ông Phu đề nghị TP cần đẩy mạnh hơn nữa việc xử phạt này ở các hộ gia đình.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
9 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM dẫn đầu về nhiều loại dịch bệnh