Phát biểu tại Hội nghị Báo cáo lần 3 - kỳ cuối lấy ý kiến chuyên gia góp ý Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị chuyên gia phân tích sâu hơn về mô hình đô thị đa trung tâm.
Theo dòng thời sự

TP.HCM: Chuyên gia phân tích sâu về mô hình đô thị đa trung tâm

Tú Viên 19:10 28/12/2023

Phát biểu tại Hội nghị Báo cáo lần 3 - kỳ cuối lấy ý kiến chuyên gia góp ý Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị chuyên gia phân tích sâu hơn về mô hình đô thị đa trung tâm.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay, hội nghị lần này sẽ làm rõ tính hệ thống, đồng bộ giữa các quy hoạch, tính động, mở trong liên kết vùng. Ông đề nghị các chuyên gia xem xét, góp ý hoàn chỉnh đồ án, tạo động lực phát triển TP, đồng thời đáp ứng tính khả thi trong quy hoạch.

Ông Phan Văn Mãi nhìn nhận việc trình hồ sơ quy hoạch chung TP.Thủ Đức là điển hình thực tế. Đến nay, quy hoạch chung của TP phía đông vẫn chưa được phê duyệt.

28-12-2023-dieu-chinh-quy-hoach-chung-tphcm-dam-bao-chat-che-nghiem-tuc-khoa-hoc-va-kha-thi-cao-4737838f-details.jpeg
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị

“Do đó, TP mong được lắng nghe hướng dẫn để hoàn thiện hồ sơ quy hoạch lần này nhằm rút ngắn được thời gian giải trình. TP cũng sẽ cố gắng hoàn thiện để trình hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung TP trong quý I/2024”, ông Mãi nói.

Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính nhìn nhận TP.HCM có vai trò rất lớn trong vùng Đông Nam Bộ vì đây là vùng động lực phát triển. Do vậy cũng phải làm rõ hơn vị trí toàn cầu của TP.HCM trong quá trình phát triển. Đề án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 xác định, TP.HCM cần được quy hoạch như một trung tâm kinh tế của vùng, một trung tâm thu hút đầu tư, trung tâm khởi nghiệp, trung tâm về khoa học công nghệ và điểm đến du lịch trọng yếu của vùng.

Ông Trần Ngọc Chính cũng lưu ý vùng Đông Nam Bộ rất rộng lớn nên trình bày của tư vấn, chuyên gia cần nói rõ hơn vị thế của TP.HCM trong vùng Đông Nam Bộ và vị trí TP toàn cầu của TP.HCM là như thế nào, vị thế kinh tế biển của TP ra sao.

"Ngoài ra, tính chất quy mô, tính toán dân số với TP là rất quan trọng. Hiện nay, dân số TP đã đạt gần 10 triệu người, tới 2030 cách tính toán như thế nào, quy mô đất đai ra sao để phù hợp với dân số này. TP.HCM là TP sông nước nên phải đặt sông Sài Gòn trở thành biểu tượng của TP, tạo nên vị thế cho TP", ông Chính góp ý.

Báo cáo tại hội nghị, các chuyên gia cho biết, mô hình đô thị đa trung tâm TP sẽ được tổ chức theo năm vùng đô thị.

Năm vùng đô thị này với mô hình đa trung tâm gồm: trung tâm chính là vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, TP.Thủ Đức với khu Trường Thọ - Rạch Chiếc, TP phía Nam với trung tâm Phú Mỹ Hưng mở rộng về phía Nam, TP phía Tây với trung tâm là khu vực Tân Kiên (huyện Bình Chánh), TP Phía Bắc với trung tâm là khu vực giao giữa vành đai 3 và Quốc lộ 22 đến đường cao tốc Mộc Bài - TP.HCM.

Định hướng phát triển là TP đa trung tâm và đa dạng không gian sinh thái, hội tụ nguồn lực phát triển đô thị bởi sông Sài Gòn và 9 trục phát triển; lan tỏa cơ hội kinh tế theo 2 vành đai và hành lang kinh tế biển…

Cùng với đó, các chuyên gia quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu trong tổ chức không gian và khuyến nghị điều chỉnh thiết kế chi tiết của một số khu chức năng trong các vùng có vai trò hỗ trợ thoát lũ để đảm bảo hỗ trợ thoát nước và liên kết sinh thái. Hạ tầng xanh, bền vững; Dự trữ nguồn nước. Nâng tỷ lệ điện sạch; Sử dụng công nghệ xử lý CTR tiên tiến; Tối đa tỷ lệ xử lý nước thải.

Có 9 nhóm nội dung quy hoạch chính cần được điều chỉnh. Cụ thể: Mô hình phát triển: Mô hình đa cực hướng đến mô hình thành phố đa trung tâm.

Tổ chức thành các lưu vực sống và làm việc có sức hấp dẫn. Hướng phát triển: Cả 4 hướng từ vùng đô thị trung tâm.

Quy mô đất xây dựng đô thị: Đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới và đảm bảo thuận lợi, có tính khả thi cao hơn.

Quy mô dân số và phân bố dân cư: Dự báo đủ các thành phần dân số để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo chất lượng đô thị với tầm nhìn đến năm 2060.

Phát triển đô thị có bản sắc: Đô thị lấy không gian cảnh quan cây xanh mặt nước làm trung tâm.

Phát huy giá trị đô thị lịch sử, được sự hỗ trợ của kết nối hạ tầng.

Điều chỉnh các khu đơn năng quy mô lớn thành các khu phức hợp đa chức năng nhằm tăng tính khả thi, chất lượng và giá trị, hình thành các khu vực trọng điểm phát triển.

Tăng cường kết nối giao thông liên vùng; Bổ sung giao thông công cộng quy mô lớn; Tối đa khả năng kết nối mạng đường giao thông cấp 2 và cấp 3.

Vấn đề mở rộng các đường hiện hữu, lựa chọn thay thế bằng các tuyến đường mở mới đi qua khu vực có giá trị giải toả thấp hơn và khả năng tái phát triển hai bên đường, tái định cư tại chỗ cao hơn.

Bài liên quan
TP.HCM: Số ca sốt xuất huyết liên tục gia tăng, đã có 1 trường hợp tử vong
Trong những tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM gia tăng và đã có 1 trường hợp tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Chuyên gia phân tích sâu về mô hình đô thị đa trung tâm