Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, cơ quan nhận hồ sơ của doanh nghiệp cũng phải là cơ quan trả kết quả, không được để “doanh nghiệp phải xách cặp đến từng ngành, mất thời gian”.

TP.HCM: Bảy tháng đầu năm thu ngân sách cao nhờ sản xuất kinh doanh được cải thiện

Phan Diệu | 27/07/2017, 20:11

Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, cơ quan nhận hồ sơ của doanh nghiệp cũng phải là cơ quan trả kết quả, không được để “doanh nghiệp phải xách cặp đến từng ngành, mất thời gian”.

Ngày 27.7, UBND TP.HCM đã tổ chức cuộc họp đánh giá về tình hình tài chính, thương mại trên địa bàn thành phố.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Lê Duy Minh - Phó cục trưởng Cục thuế TP.HCM cho biết tổng thu ngân sách TP.HCM 7 tháng đầu năm nay đạt 188.000 tỉ đồng. Trong đó, riêng phần thu nội địa đạt 130.000 tỉ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Minh, thu ngân sách tại thành phố thuận lợi, đạt mức cao là do tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khả quan hơn so với các năm trước. Ngoài ra, đây còn là kết quả của việc đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ khởi nghiệp.

Được biết, trong 7 tháng đầu năm, TP.HCM có 22.000 doanh nghiệp thành lập mới và hơn 700 doanh nghiệp chuyển từ hộ cá thể lên doanh nghiệp. Đại diện Cục thuế TP.HCM cho rằng với đà thu thuế hiện nay, khả năng hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách 347.000 tỉ đồng trong năm 2017 là khả thi.

Tại cuộc họp,Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến nói rằng TP.HCM sẽ cải cách các thủ tục hành chính nhằm đưa mức tăng trưởngGRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của thành phố từ mức 8% đề ra lên ít nhất 9,2%.

Theo ông Tuyến, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2017 là nhiệm vụ khá nặng nề. Do đó, các sở ngành thành phố cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến. Thành phố sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, thực hiện các biện pháp kiểm soát nguồn thu thuế, chống thất thu thuế, vận động nhóm kinh doanh trực tuyến tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế.

Đặc biệt, để gỡ khó cho doanh nghiệp, ông Tuyến yêu cầu cơ quan nhận hồ sơcũng phải là cơ quan trả kết quả, không được để “doanh nghiệp xách cặp đến từng ngành, mất thời gian”. Nếu thấy bất cập hay phiền hà cho doanh nghiệp thì chủ động cải tiến, người đứng đầu các sở ngành phải mạnh dạn xử lý và đề xuất UBND TP tháo gỡ.

"Cán bộ công chức cũng phải tự kiểm soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ khi tiếp xúc với doanh nghiệp, người dân. Không để những sự việc nhỏ trong hoạt động gây phiền hà không đáng có", ông Tuyến nói.

Trong khi đó, liên quan tới tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố, báo cáo của Sở Tài chính TP.HCM cho thấy tình trạng này hiện còn rất chậm. Tính đến thời điểm này, còn nhiều đơn vị mới chỉ đạt nguồn vốn giải ngân dưới 50%.

Theo đại diện Sở Tài chính TP.HCM, hiện tại tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng nhóm đơn vị có tốc độ giải ngân chậm thường rơi vào các dự án có liên quan đến chậm trễđền bù giải phóng mặt bằng. Tính đến hết tháng 6.2017, tỷ lệ giải ngân đầu tư công của thành phố chỉ trên 20%.

Về vấn đề này, ông Trần Vĩnh Tuyến đề nghị các sở, ngành rà soát lại việc giải ngân vốn chậm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và khẩn trương nghiên cứu, triển khai biện pháp giải quyết, bởi lẽtừ nay đến năm 2020, TP.HCM cần phải thu xếp được nguồn vốn 150.000 tỉ đồng cho đầu tư công trung hạn.

Để hoàn thành con số này, trước mắt, thành phố sẽ tập trung rà soát các nhóm đơn vị đang có tỷ lệ giải ngân dưới 50%. Dự kiến, đầu tháng 8 tới, TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị gồm tất cả các đơn vị liên quan đến đầu tư công tham gia, kể cả đơn vị đang giải ngân dưới 50% và trên 50%, với mục tiêu tháo gỡ các vướng mắc gây ra chậm giải ngân.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Bảy tháng đầu năm thu ngân sách cao nhờ sản xuất kinh doanh được cải thiện