Vừa lên kế hoạch rao bán cổ phần "con cưng" nghìn tỉ Tổng Công ty Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết hiện nay đã có một số nhà đầu tư trong và nước ngoài quan tâm đến việc mua cổ phần tại đơn vị này như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore...

'Con cưng' nghìn tỉ thua lỗ, TKV lên kế hoạch bán cổ phần hơn 2.000 tỉ

tuyetnhung | 27/07/2017, 12:05

Vừa lên kế hoạch rao bán cổ phần "con cưng" nghìn tỉ Tổng Công ty Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết hiện nay đã có một số nhà đầu tư trong và nước ngoài quan tâm đến việc mua cổ phần tại đơn vị này như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore...

Trên đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiết lộ tại hội thảo Cơ hội đầu tư vào Tổng Công ty Điện lực - TKV (mã DTK - UpCOM) diễn ra ngày 26.7. Theo đó, lộ trình đưa ra là từ nay đến cuối năm, TKV sẽ thoái vốn, giảm tỷ lệ nắm giữ của nhà nước tại DTK từ 99,68% xuống còn 65%.

Bước tiếp theo trong đề án tái cơ cấu trình Thủ tướng Chính phủ tới đây, TKV sẽ giảm tiếp tỷ lệ nắm giữ vốn nhà nước tại Tổng Công ty Điện lựcxuống còn 51%. Về sau này, theo chỉ đạo của Chính phủ, tập đoàn sẽ đánh giá xem mục tiêu tiếp theo thoái thế nào cho phù hợp, các cổ đông nếu có mong muốn sở hữu tỷ lệ cao hơn thì cũng sẽ mở rộng.

Đại diện TKV cho biết thêm vốn điều lệ của DTK hiện nay là 6.800 tỉ đồng, tương ứng với 680 triệu cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng. Theo kế hoạch thoái vốn, phần nắm giữ của Tập đoàn tại tổng công ty này sẽ giảm xuống 65%. Như vậy, số cổ phần sẽ thoái vốn lên tới 235.808.500 cổ phần, tương đương 2.358 tỉ đồng.

Đánh giá về cơ hội đầu tư vào DTK, đại diện Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho biết, về tình hình tài chính, tính đến hết quý 2/2017, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn của DTK là 74,1% do các dự án đầu tư nguồn điện cần có nguồn vốn lớn và phải vay nợ nhiều và vay bằng ngoại tệ.

Về vấn đề này, ông Ngô Trí Thịnh - Tổng Giám đốc DTK cho biết, Tổng Công ty chủ yếu vay nợ dài hạn để đầu tư các dự án bằng ngoại tệ. Theo Thông tư 56/2014/BCT của Bộ Công Thương được tính chênh lệch tỉ giá thực hiện vào cơ cấu giá bán điện, tuy nhiên hiện nay chưa được giải quyết thanh toán chênh lệch tỉ giá ngoại tệ trong giá bán điện dẫn đến hàng năm DTK phải chịu chi phí lỗ tỷ giá ngoại tệ khá lớn.

Từ một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, DTK đã được cổ phần hóa và bắt đầu hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ ngày 15.1.2016 với tên gọi Tổng Công ty Điện lực. Tuy nhiên, tại thời điểm chuyển đổi mô hình sang doanh nghiệp cổ phần, lỗ lũykế công ty vẫn lên tới 1.016 tỉ đồng.

Mặc dù công bố lãi 98 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2016, nhưng trong báo cáo giải trình lên Ủyban chứng khoán Nhà nước sau đó, Tổng công ty Điện lực cho biết lũykế 6 tháng, công ty mẹ lỗ tới 767 tỉ đồng, còn hợp nhất lỗ 126 tỉ đồng.

Ban lãnh đạo công ty cho biết, nguyên nhân lỗ chủ yếu sau khi chuyển sang mô hình cổ phần, tổng công ty phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính tại các công ty con, công ty nhận vốn góp theo quy định hiện hành, trong đó, trích lập dự phòng 896 tỉ đồng tại Nhiệt điện Cẩm Phả, 196 tỉ đồng vào Nhiệt điện Quảng Ninh.

Tính đến 30.6.2016, công ty này có khoản nợ phải trả lên tới 21.310 tỉ đồng trên tổng tài sản 26.896 tỉ đồng.

Được thành lập năm 2009, 100% vốn nhà nước với vốn điều lệ là 6.800 tỉ đồng, doanh nghiệp này hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện và khai thác, kinh doanh than. Hiện tổng công ty là nhà cung cấp điện thứ 3 sau EVN và PVN.

Tính đến cuối năm 2016, doanh nghiệp này sở hữu 7 nhà máy điện, trong đó có 5 nhà máy trực thuộc có tổng công suất là 1.030 MW và 2 công ty con với 2 nhà máy có tổng công suất là 700 MW. Doanh nghiệp này cũng tham gia góp vốn vào 3 nhà máy điện khác có tổng công suất 3.600 MW, với tỷ lệ nắm giữ từ 5-10%.

Hiện, DTK cũng đang đầu tư Nhà máy nhiệt điện Na Dương 2, công suất 110 MW với dự kiến năm 2020 vào vận hành. Ngoài ra, TKV và DTK đang xem xét triển khai các dự án như Nhiệt điện Quỳnh Lập 1, Hải Phòng 3...

Cũng theo nguồn tin từ đại diện TKV, hiện nay đã có một số nhà đầu tư trong và nước ngoài quan tâm, tìm hiểu thông tin đến việc mua cổ phần của DTK như: Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore... Các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần có thể là các công ty, quỹ đầu tư hay các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong lĩnh vực điện.

Một diễn biến đáng chú ý khác liên quan đến Đề án tái cơ cấu của 4 Tập đoàn thuộc Bộ Công Thương là TKV, Vinachem, PVN, EVN, đại diện Ban Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công thương)cho biết, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng đề án của 3 Tập đoàn là PVN, Vinachem và EVN. Riêng Đề án của TKV, hiện Bộ đang hoàn thiện và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7.

Theo tờ trình về việc đề nghị phê duyệt Đề án tiếp tục tái cơ cấu TKV giai đoạn 2017-2020, TKV sẽ đặt mục tiêu thực hiện cổ phần hoá công ty mẹ - TKV. Theo đó, Nhà nước sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ, thời gian cổ phần thực hiện vào năm 2020; đồng thờitiếp tục sắp xếp các chi nhánh thuộc công ty mẹ theo hướng giảm đầu mối, chuyên môn hóahoạt động.Đối với công ty con và công ty liên kết, TKV cũng sẽ thực hiện thu gọn đầu mối và thoái vốn ở các dự án hiệu quả thấp và các lĩnh vực không phải lĩnh vực kinh doanh chính hoặc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chính.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Con cưng' nghìn tỉ thua lỗ, TKV lên kế hoạch bán cổ phần hơn 2.000 tỉ