Ngày 30.8, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với 2 bậc mầm non và tiểu học.

TP.HCM: Bậc học mầm non ngổn ngang khó khăn trước năm học mới

Tú Viên | 30/08/2022, 16:49

Ngày 30.8, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với 2 bậc mầm non và tiểu học.

Tại hội nghị, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hoài Nam cho biết 2021-2022 là năm học trải qua rất nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Trong đó, bậc học mầm non chịu nhiều tổn hại nhất do số lượng trường, nhóm lớp ngoài công lập lớn; gần 20 trường ngoài công lập và 79 nhóm lớp đã bị giải thể do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngoài ra do chương trình học không thể triển khai trực tuyến như các bậc học khác.

bua-an-cua-tra-tai-truongtv27.5.jpg
Bữa ăn tại một trường mầm non TP.HCM - Ảnh: PV

Tới đây, đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 4 tuổi do Bộ GD-ĐT triển khai sẽ đặt ra nhiều khó khăn mới cho bậc học này. Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là khu vực ngoại thành, do tâm lý nhiều phụ huynh chưa muốn con ra lớp. “Tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng các chế độ chính sách thu hút người học, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để chủ động thực hiện các mục tiêu chung của cả nước”, ông Lê Hoài Nam bày tỏ.

Theo báo cáo của Phòng Giáo dục mầm non (Sở GD-ĐT), tính đến cuối năm học 2021-2022, toàn thành phố có 465 trường mầm non công lập, 844 trường dân lập, tư thục và 1.582 nhóm lớp độc lập.

So với năm học 2020-2021, số trường, nhóm lớp và số trẻ đều giảm mạnh do dịch COVID-19. Nhiều cơ sở mầm non ngoài công lập đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên, không có khả năng hỗ trợ người lao động khi dịch COVID-19 kéo dài nhiều tháng.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới là tiếp tục thực hiện chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện”, tăng cường công tác quản lý nhà nước và triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, UBND TP.HCM.

Bên cạnh đó, toàn bậc học tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe và an toàn tuyệt đối cho trẻ, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, hướng đến triển khai thực hiện thí điểm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi.

Đặc biệt, TP.Thủ Đức và 21 quận huyện cần quan tâm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, triển khai kế hoạch “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2021-2025”, đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và tăng cường chuyển đổi số trong quản lý giáo dục.

Đối với bậc tiểu học, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT) Lâm Hồng Lãm Thúy cho biết chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang đặt ra nhiều thách thức cho các đơn vị trường học, trong đóc có yêu cầu về cơ sở vật chất, bố trí trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ giáo viên và nâng cao tỷ lệ dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh.

Phó giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Bảo Quốc đề nghị các trường cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, xây dựng kế hoạch chiến lược dài hơi 5 năm, dự báo nhu cầu giáo viên để chủ động tham mưu phòng GD-ĐT có kế hoạch bổ sung kịp thời trong các năm học tới.

Năm học 2022-2023, trong công tác thực hiện quy hoạch mạng lưới trường - lớp, thành phố hướng đến mục tiêu tiếp tục nâng cao tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày và đảm bảo 300 phòng học/10.000 trẻ em trong độ tuổi đi học.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Bậc học mầm non ngổn ngang khó khăn trước năm học mới