Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã cáo buộc chính Mỹ đã tự "chuốc họa vào thân" khi "nhập khẩu" khủng bố từ Trung Đông vào nước mình bằng cách can thiệp vào tình hình Trung Đông khi thực hiện cuộc xâm lược tại Iraq.

Tổng thống Philippines: 'Mỹ nhập khẩu khủng bố từ Trung Đông'

Hà Ngọc Bách | 10/07/2016, 11:28

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã cáo buộc chính Mỹ đã tự "chuốc họa vào thân" khi "nhập khẩu" khủng bố từ Trung Đông vào nước mình bằng cách can thiệp vào tình hình Trung Đông khi thực hiện cuộc xâm lược tại Iraq.

Phát biểu trước cộng đồng người đạo Hồi ở miền Nam Philippines đánh dấu sự kết thúc của tháng chay Ramadan, ông Duterte nói rằng những phần tử Hồi giáo cực đoan là những người đã Mỹ bị “dồn đến đường cùng” nên phản kháng bằng những hành động sai lầm.

“Thực tế, không phải Trung Đông mang chủ nghĩa khủng bố đến Mỹ, mà chính Mỹ đã nhập khẩu nó vào nước mình”, ông Duterte tuyên bố.

Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) định nghĩa khủng bố là hành động dùng bạo lực để gây nguy hiểm cho cuộc sống của con người, nhằm đạt được những tác động đến chính sách của chính phủ thông qua các hành động hăm dọa hoặc cưỡng ép thực hiện như phá hoại, ám sát hoặc bắt cóc.

Ông Duterte cho rằng năm 2003, Mỹ đưa quân vào Iraq lật đổ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein là hành động phá hoại khu vực Trung Đông. Tổng thống Philippines nhấn mạnh mục đích thật sự của việc Mỹ và Anh đánh Iraq là để giết ông Saddam Hussein.

"Họ đã hủy diệt Trung Đông. Hãy nhìn xem Iraq hiện nay, rồi xem điều gì đã xảy ra với Libya, Syria", ông Duterte nói.

Tổng thống Philippines còn dẫn lại kết quả cuộc điều tra về cuộc chiến ở Iraq sau 10 năm điều tra là không hề có cơ sở pháp lý nào để tổ chức xâm lược Iraq. Ông Duterte gọi cuộc chiến Iraq là vô nghĩa, đẩy Trung Đông vào tình trạng khủng hoảng và chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan là kết quả của việc người dân Iraq bị đẩy vào chân tường.

"Hãy nhìn vào Iraq hiện nay. Hãy nhìn vào những gì đã xảy ra tại Libya. Hãy nhìn những thứ đang xảy ra ở Syria. Những người ở đó đang nhận được rất ít, thậm chí trẻ em còn đang bị ném bom. Vì họ bị đẩy vào chân tường bởi những lời hứa suông", ông Duterte nói thêm.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Duterte chỉ trích Mỹ, đồng minh an ninh lâu năm của Philippines, đồng thời cũng là nước từng xâm lược Philippines.

Hồi tranh cử tổng thống, Ông Duterte đã có quan điểm cứng rắn với cơ quan ngoại giao của Mỹ và Úc khi chỉ trích một tuyên bố của ông. Khi đó, Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg và Đại sứ Úc Amanda Gorely đã lên tiếng chống lại ý kiến của ông Duterte về vụ bắt cóc con tin và hãm hiếp một nhà truyền giáo người Úc tại Davao.

Đáp lại, Ông Duterte tuyên bố sẵn sàng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ và Úc nếu làm tổng thống Philippines, vì đã dám chỉ trích ông.

Ngay sau chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5, ông Duterte nói rằng ông sẽ không dựa dẫm vào sức mạnh của Mỹ trong việc đối phó với các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc.

"Chúng tôi sẽ không phụ thuộc vào Mỹ. Và chúng tôi không có ý định để làm hài lòng bất cứ ai ngoại trừ sự quan tâm của người dân Philippines", ông Duterte tuyên bố.

Thiên Hà (theo CNN)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Philippines: 'Mỹ nhập khẩu khủng bố từ Trung Đông'