Quân đội Syria sẽ không tấn công tái chiếm tỉnh Idlib (Syria) do quân nổi dậy kiểm soát, sau khi hai lãnh đạo Nga-Thổ Nhĩ Kỳ lập khu giới tuyến phi quân sự DMZ ở khu vực này.

Tổng thống Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn 'tắm máu' ở Idlib bằng khu phi quân sự

Trần Trí | 18/09/2018, 15:27

Quân đội Syria sẽ không tấn công tái chiếm tỉnh Idlib (Syria) do quân nổi dậy kiểm soát, sau khi hai lãnh đạo Nga-Thổ Nhĩ Kỳ lập khu giới tuyến phi quân sự DMZ ở khu vực này.

Ngày 19.7 ở thành phố Sochi (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc nói chuyện gần 3 giờ với đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.Kết quả là hai nhà lãnh đạo đồng ý kế hoạch lập khu DMZ ngăn cách quân đội Syria với quân nổi dậy.

DMZ sẽ được lập từ ngày 15.10 tới và sâu từ 15 đến 20 km. Lực lượng cơ động của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều phối tuần tra, theo tuyên bố của lãnh đạo Nga.

Chưa thể rõ khu DMZ có tính đến thành phố Idlib hay không. Nếu có thì một số thành phần nổi dậy phải rút khỏi thành phố 3 triệu dân Syria và gồm 60.000 tay súng nổi dậy thuộc nhiều nhánh khác nhau. Ông Putin nói “bọn khủng bố cực đoan” sẽ phải rút khỏi khu DMZ, gồm Hayat Tahrir al-Sham tổ chức khủng bố Al Qeada.

Khu DMZ được kỳ vọng đem lại hòa bình cho Syria

Tổng thống Nga tin tưởng thỏa thuận sẽ giúp tăng tốc đạt đến một giải pháp kết thúc nội chiến Syria và đem lại hòa bình cho nước này.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói quân đội Syria và các đồng minh sẽ không có chiến dịch quân sự nào để đánh Idlib. Vũ khí hạng nặng sẽ được rút khỏi khu DMZ, và “quân khủng bố cực đoan” phải rút khỏi khu vực này.

Khi được hỏi chính phủ Tổng thống Syria có đồng ý với kế hoạch của hai nhà lãnh đạo Nga-Thổ hay không, ông Shoigu nói Nga sẽ đồng ý với những đề nghị của Syria.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳtin tưởng thỏa thuận giúp ngăn chặn một thảm họa nhân đạo ở Idlib (tây bắc Syria). Trước khi đi Nga, ông Erdogan nói lời kêu gọi ngưng bắn ở vùng Idlib đã có kết quả sau nhiều ngày tương đối yên tĩnh, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Hồi đầu tháng 9, khi có cuộc gặp thượng đỉnh của 3 vị Tổng thống Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, ông Putin từng bác đề nghị ngưng bắn của ông Erdogan.

Trước khi có thỏa thuận, Đại sứ Syria tại LHQ, ông Hussam Edin Aala báo cáo với Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneve: chính phủ Tổng thống Bashar Assad quyết quét sạch quân nổi dậy khỏi Idlib, gồm Mặt trận Al Nusra (một nhánh trung thành với tổ chức khủng bố Al Qaeda) vì đây là một bọn khủng bố.

Ông nói chính phủ Syria muốn ưu tiên hòa giải dân tộc, tạo các điều kiện cần thiết để bảo đảm những hành lang an toàn, bảo vệ cuộc sống người dân và cung cấp các nhu cầu cơ bản cho người dân trong sự hợp tác với các cơ quan nhân đạo thuộc LHQ.

Vài giờ sau thỏa thuận về DMZ, vùng biển phía tây Syria bị tấn công tên lửa. Hãng thông tấn SANA dẫn nguồn tin quân sự cho biết hệ thống phòng không đã đánh chặn “tên lửa thù địch” phóng từ Địa Trung Hải và Cục Kỹ thuật Công nghiệp ở thành phố cảng Latakia bị tấn công.

Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR, trụ sở ở Anh) nhà kho của Cục Kỹ thuật Công nghiệp bị tấn công, và không phận Latakia, Tartous và Baniyas rực sáng vì những vụ nổ “chấn động vùng biển”, gây mất điện trên diện rộng tại khu vực.

Đài truyền hình nhà nước Syria chiếu hình ảnh tên lửa phòng không được bắn suốt 45 phút, và Bộ Quốc phòng Syria tuyên bố nhiều tên lửa địch bị tiêu diệt.

Pháo phòng không Syria bắn nhầm máy bay quân sự Nga?

Rạng sáng 18.9, Bộ Quốc phòng Nga nói một máy bay quân sự chở 14 người mất tích khỏi màn hình radar ở Syria, cùng lúc Pháp-Israel không kích các mục tiêu ở Syria. Bộ Quốc phòng Nga nói chưa thể rõ số phận của 14 người trên chiếc máy bay do thám điện tử Il-20, và căn cứ Hmeymim đã tổ chức cuộc cứu hộ.

Bộ Quốc phòng Nga nói chiếc Il-20 đang trở về căn cứ không quân Hmeymim ở tỉnh Latakia thì mất tích khỏi màn hình radar lúc 23 giờ khuya 17.9 (giờ Moscow).

Hãng thông tấn nhà nước TASS dẫn tuyên bố của Bộ, cho biết chiếc Il-20 đang ở trên vùng biển Địa Trung Hải, cách bờ biển Syria 35 km thì ‘dấu hiệu chiếc Il-20 mất khỏi màn hình radar trong cuộc tấn công của 4 chiến đấu cơ F-16 của Israel vào các cơ sở Syria ở tỉnh Latakia. Cùng lúc hệ thống radar kiểm soát không phận của Nga phát hiện tên lửa phóng từ tuần dương hạm Auvergne của Pháp đang trong khu vực”.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc nói với báo Guardian: “Quân đội Mỹ không phóng tên lửa”, trong khi một quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters rằng đó là một chiếc Il-20 dùng để do thám điện tử, vô tình bị phòng không Syria bắn nhầm trong khi muốn đánh trả tên lửa Israel đang bay tới.

Theo giới truyền thông nhà nước Syria, vào lúc chiếc Il-20 mất tích, thành phố duyên hải Latakia đã bị “tên lửa địch tấn công” và hệ thống phòng không bắn trả. Hãng tin SANA dẫn một nguồn tin quân sự nói “Phòng không đã đối đầu với tên lửa địch phóng từ ngoài biển vào Latakia, và đã đánh chặn nhiều tên lửa”.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc nói với báo Guardian: “Quân đội Mỹ không phóng tên lửa”, trong khi một quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters rằng đó là một chiếc Il-20 dùng để do thám điện tử, vô tình bị phòng không Syria bắn nhầm trong khi muốn đánh trả tên lửa Israel đang bay tới.

Theo giới truyền thông nhà nước Syria, vào lúc chiếc Il-20 mất tích, thành phố duyên hải Latakia đã bị “tên lửa địch tấn công” và hệ thống phòng không bắn trả. Hãng tin SANA dẫn một nguồn tin quân sự nói “Phòng không đã đối đầu với tên lửa địch phóng từ ngoài biển vào Latakia, và đã đánh chặn nhiều tên lửa”.

Người phát ngôn quân đội Israel từ chối bình luận, trong khi người phát ngôn quân đội Pháp khẳng định không liên quan cuộc không kích.

Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Syria tố cáo Israel tấn công sân bay quốc tế Damascus hôm 16.9. SOHR nói chiến đấu cơ Israel tấn công kho đạn của quân Iran hoặc của lực lượng vũ trang Hezbollah ở sân bay.

Israel thường phủ nhận các vụ tấn công, nhưng hồi tháng 8 tuyên bố đã thực hiện 200 cuộc không kích ở Syria láng giềng trong hai năm qua, nhằm ngăn chặn Iran kình địch gieo ảnh hưởng ở Syria.

Bảo Vĩnh (theo AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn 'tắm máu' ở Idlib bằng khu phi quân sự