Rạng sáng nay, Reuters trích nguồn tin rò rỉ từ Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đề nghị chấm dứt quy chế Tối huệ quốc với Nga.

Tổng thống Mỹ chuẩn bị chấm dứt quy chế Tối huệ quốc với Nga, thù địch chồng chất

A.T | 11/03/2022, 12:27

Rạng sáng nay, Reuters trích nguồn tin rò rỉ từ Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đề nghị chấm dứt quy chế Tối huệ quốc với Nga.

Theo Reuters, nếu không có gì thay đổi  Tổng thống Biden sẽ công bố quyết định chấm dứt Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) với Nga trong ngày 11.3 (theo giờ New York).

Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn của Mỹ, hay quy chế “Tối huệ quốc” theo cách gọi của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là quy định đặc biệt điều tiết các mối quan hệ với các đối tác thương mại nước ngoài của Mỹ, theo đó các đối tác được đối xử bình đẳng về thương mại trên lãnh thổ một nước thứ ba. Đây là một nguyên tắc rất cơ bản trong quan hệ thương mại quốc tế hiện đại.

Theo luật nước Mỹ, đề nghị chấm dứt quy chế Tối huệ quốc với Nga từ của Chính quyền Tổng thống Biden vẫn cần phải được Quốc hội Mỹ xem xét. Nhưng với xu thế ở lưỡng viện Mỹ hiện nay, nhiều khả năng Quốc hội Mỹ sẽ thông qua đề nghị của Nhà Trắng.

Trong quan hệ thương mại với Mỹ, chỉ có một số ít đối tác không hưởng quy chế NTR. Việc các khoản thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ một nước hưởng quy chế Tối huệ quốc sẽ thấp hơn nhiều so với hàng nhập khẩu từ một nước không hưởng quy này. Với việc chấm dứt quy chế Tối huệ quốc, Mỹ sẽ tăng mạnh thuế nhập khẩu nhằm vào hàng hóa của Nga.

Về phía Nga, ngày 9.3, Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Moscow đã lường trước và có sự chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với những biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan tới chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine.

Chính phủ Nga cũng cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ các công ty đang bị trừng phạt để giúp họ duy trì việc làm và tiền lương. Chính phủ Nga khẳng định có đủ nguồn lực để đảm bảo hệ thống tài chính ổn định trong bối cảnh hứng chịu các lệnh trừng phạt và các mối đe dọa từ bên ngoài.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây đã bắt đầu gây tổn hại Mỹ và châu Âu, bao gồm giá cả đang leo thang. Ông nhấn mạnh: “Đó không phải do lỗi của chúng ta. Đó là kết quả tính toán sai của họ”.

Ông cũng cảnh báo các lệnh trừng phạt của phương Tây có nguy cơ đẩy giá lương thực, thực phẩm toàn cầu tăng cao vì Nga là một trong những nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo: "Các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga đã khiến nước này rơi vào suy thoái. Theo dự báo của chúng tôi, suy thoái sẽ còn tiếp tục. Về vụ vỡ nợ, kịch bản này dường như không còn khó xảy ra nữa”.

Ngày 10.3, Ngân hàng Trung ương Nga đã công bố những ước tính về phản ứng của nền kinh tế Nga trước cú sốc trừng phạt. Theo ước tính này, GDP của Nga dự kiến ​​sẽ giảm 8% vào năm 2022, tăng 1% vào năm 2023 và 1,5% vào năm 2024. Dự báo lạm phát là 20% năm 2022, 8% năm 2023, 4,8% năm 2024. 

Cùng ngày, Người phát ngôn Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Stephane Dujarric, kêu gọi các biện pháp trừng phạt Nga không được phép gây tổn hại tới lợi ích của người dân nước này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
3 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Mỹ chuẩn bị chấm dứt quy chế Tối huệ quốc với Nga, thù địch chồng chất