Tòa nhà 4 mặt tiền, từng là biểu tượng sự giàu có, thành đạt của vị đại gia Nguyễn Văn Hảo, có tuổi đời 80 năm, được cho là đẹp nhất Sài Gòn thuở nào đang xuống cấp trầm trọng theo thời gian.
Tòa nhà sừng sững,nằm ở vị thế đắc địa Sài Gòn, nằm giữa 4 mặt tiền: đườngTrần Hưng Đạo, Ký Con, Yersin, Lê Thị Hồng Gấm, thuộc phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM.
Năm 1933, thương gia kinh doanh phụ tùng xe hơi là ông Nguyễn Văn Hảo đã bỏ tiền mua đất và tiến hành xây dựng tòa nhà này. Tòa nhà được xây trong 4 năm thì hoàn thành, theo kiến trúc Pháp. Gạch lót sàn nhà, đại gia Nguyễn Văn Hảo mua từ Pháp sang. Do thời đó chưa có xi măng nên thợ phải dùng mủ cây trộn với cát, nước để liên kết gạch, đá.
Cận cảnh mặt tiền chính của tòa nhà của đại gia Nguyễn Văn Hảo đang xuống cấp như chung cư lâu năm
Tòa nhà códiện tích 800 m2, có 2lầu, trên cùng có hồ bơi. Để thuận tiện việc lên xuống giữa các tầng lầu, ông Hảo đã cho gắn thang máy, được đánh giálà vô cùng hiện đại thời đó. Dãy phía trước ông Hảo dùng để cho gia đìnhở. Phía sau là garaxe hơi, phía trên xây thêm 6 dãy nhà để cho thuê. Trước mặt nhà ở đường Trần Hưng Đạo, ông Hảo cho mở cây xăng, còn lại 3 mặt tiềnông dùng vào công việc kinh doanh phụ tùng xe hơi. Ông Hảo làm chủ tòa nhà lớn nhất Sài Gòn, sự giàu có nổi tiếng khắpNam Bộkhi mới vừa 47 tuổi.
Ngoài ra, ông Hảocũng là chủ rạp hát Nguyễn Văn Hảo (nay là Nhà hát kịch thành phố - rạp Công Nhân) trên đường Trần Hưng Đạo, được cho là rạp hát hiện đại và lớn nhất Sài Gòn và hai dãy phố tại mặt tiền đường Bùi Viện, Đề Thám, Trần Hưng Đạo dành để cho thuê.
Năm 1966, ông Hảo quay về quê ở Càng Long (tỉnh Trà Vinh cũ, sau này thuộc tỉnh Vĩnh Long) an nhàn tuổi già, nghỉ kinh doanh và giao tòa nhà lại cho người con trai duy nhất là ông Nguyễn Tâm Thạnh quản lý. Đến năm 1971, ông qua đời. Sau nhiều biến cố lịch sử, tòa nhà nổi tiếng Sài Gòn một thời đã được nhà nướcquản lý.
Người contrai duy nhấtcủa ông Nguyễn Văn Hảo,ông Nguyễn Tâm Thạnh, năm nay đã 87 tuổi,được nhà nước cho ởcùng vợ và con cháu ở tầng mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, đi lên xuống bằng một lối đi hẹp ở phía đường Ký Con.Diện tích còn lại của tòa nhà thuộc sự quản lý của UBND TP.HCM.Phíadưới tòa nhà nằm ở3 mặt tiền còn lại đã đượcchia nhỏ thành nhiều gian, cho người dân thuêlàm các tiệm sửa xe, salon tóc, quán cà phê... Các dãynhà ở lầu 1, 2 của tòa nhà cũng được cho thuê.
Tòa nhà 4 mặt tiền từng là biểu tượng sự giàu có của ông Nguyễn Văn Hảo trước năm 1975
Hiện tại, tòa nhà lừng lẫy một thời đang xuống cấp trầm trọng. Vách tường của tòa nhà nhiều chỗ đã bị rạn nứt,nhếch nhác."Mũi tàu" củatòa nhà ở đường Trần Hưng Đạohiện diệnmột cây xăng.
Chúng tôi đã đi lên các tầngcủa tòa nhà bằng mộtlối nhỏ trênđường Lê Thị Hồng Gấm. Khung cảnh nhếch nhác của tòa nhà đẹp nhất Sài Gòn một thời hiện diện tại đây: Chiếc cổng sắt gỉ sét, bám đầy bồ hóng, trên vỉa hè bề bộnbàn ghế của một quán nước.
Phải đi qua một nhà bếp, bề bộn nồi xoong, chúng tôi mới bước lên được bậc thang bằng đá mài màu hồngđầu tiên. Tay vịn cầu thang làm bằng sắt, bịbong tróc,uốn lượn theocác tầng lầu. Vách tường vàng ố bám đầy mạng nhện.
Một vết nứt lớn trên tường của tòa nhà
Bước chân lên phía trên, thấyrõ sự hoang tàn, xuống cấp của tòa nhà. Chúng tôi có cảm giác như đang đi vàomột chung cư bình dân, xập xệ.Buổi trưa, các dãy nhà ở tầng 1 đóng cửa im ỉm, hành lang hẹp ở phía trước dùng làm nơi để phơi quần áo, vắng bóng người.
Bước chân lêndãy nhà ở tầng 2, chúng tôi cũng không gặp ai, khung cảnh hoang tàn không kém ở tầng 1. Lách qua những chiếc xe đạp, đống bàn ghế gỗ, những chiếcbảng hiệu cũ kỹchất ngỗn ngang,chúng tôi tiếp tục lên tầng 3 (sân thượng). Bậc thang cuối cùng của tòa nhà tối om, đầy bụi bặm. Cánh cửa gỗ chắn ngay lối bước ra sân thượng. Mùi ẩm mốc xộc lên mũi. Từ tầng 3 nhìn xuống, chiếc cầu thang uốn lượn, thấy rõ nhà bếp nhếch nhác ở tầng trệt.
Chúng tôi đã tìm gặp ông Nguyễn Tâm Thạnh,người con trai duy nhất của đại gia Nguyễn Văn Hảo, hiện đang sốngtrong tòa nhà này. Người cháutrai ông Thạnh từ chối, nêu rõ lý do ông mình cự tuyệt báo chí là do một bài báo đăng cách đây không lâu. Chúng tôi cố gắng liên hệ bằng điện thoại, may mắngặp vợ của ông Thạnh. Bà cho biết hiện nay chỉ quản lý phía trướctầng mặt tiền Trần Hưng Đạo, còn toàn bộ phần còn lại là UBND Thành phố quản lý. Việc xuống cấp của tòa nhà bà không có ý kiến gì.
Mặt tiền nhà nhìn từ hướng đường Ký Con
Mặt tiền đường Yersin của tòa nhà
Và chiếm một đoạn dài đường Lê Thị Hồng Gấm
Mặt sau tòa nhà trên đường Lê Thị Hồng Gấm
Cửa hậulên các tầng lầu nằm ở góc đường Lê Thị Hồng Gấm - Yersin
Cửa sắt ám khỏi, bề bộn bàn ghế của các quán ăn, quán nước trên vỉa hè
Bếp ăn ngay lối vào tòa nhà đẹp nhất Sài Gòn một thời
Tường vôi bong tróc, tay vịn cầu thang gỉ sét
Cầu thang lên tầng 1 của tòa nhà
Những bậc thang bằng đá mài này đã tồn tại 80 năm, qua bao thăng trầm của lịch sử
Kiểu dáng tay vịn cầu thang rất đặc trưng
Hành lang hẹp ở tầng 1
Lối lên tầng 2
Bước lên các bậc thang đá mài màu hồng sẫm, nắm chiếc tay vịn bằng sắt, trong không gian vắng lặng làm chúng tôi cảm nhận được màu thời gian của tòa nhà
Hành lang tầng 2 có một ô cửa sổ, tác dụng hứng nắng trời từ bên ngoài
Ô cửa sổ hình quả trứng rất đặc trưng
Quần áo phơi ở hành lang tầng 2
Hướng lên sân thượng bề bộn những vật dụng cũ
Chẳng khác nào một nhà kho
Hướng ra sân thượng đã bị bít lối
Vách tường tại quán cà phê bên dưới bị nứt
Cánh cửa gỗ sứt mẻnằm ở mặt saucủa tòa nhà
Theo một người phụ nữ bán hàng ở đây thì các dãy nhà trênhai tầng lầu được cho thuê
Các mặt tiền bên dưới của tòa nhà được chia nhỏ ra thành nhiều căn, làm nơi kinh doanh
Một góc mặt tiền tòa nhà trên đường Ký Con
Khu vực tầng lầu gia đình người con trai duy nhất của ông Hảo đang sinh sống. Dòng chữ nổi "Ng.V.Hao" vẫn còn in đậm phía trên những cánh cửa sổ bằng gỗ nhuốm màu thời gian
Tòa nhà hiện đại và lớn nhất Sài Gòn một thời, đã trở nên lạc lõng trước sự phát triển như vũ bão của thành phố
Bài, ảnh: Dương Cầm