32 nhà máy do Trung Quốc tài trợ bị đốt cháy trong tình hình bất ổn ở thành phố Yangon vào tháng 3.2021. Mới đây, một tòa án quân sự Myanmar đã kết án 28 người 20 năm tù với tội lao động khổ sai vì các cuộc tấn công đốt phá hai nhà máy trong số này.

Tòa án quân sự Myanmar phạt tù 20 năm với 28 người đốt nhà máy Trung Quốc

Nhân Hoàng | 28/05/2021, 15:21

32 nhà máy do Trung Quốc tài trợ bị đốt cháy trong tình hình bất ổn ở thành phố Yangon vào tháng 3.2021. Mới đây, một tòa án quân sự Myanmar đã kết án 28 người 20 năm tù với tội lao động khổ sai vì các cuộc tấn công đốt phá hai nhà máy trong số này.

Cổng thông tin Myawady do quân đội điều hành cho biết những kẻ phạm tội đã nhắm mục tiêu vào một nhà máy giày và một xưởng may ở khu công nghiệp ngoại ô Hlaing Tharyar của Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar.

Truyền thông và một nhóm hoạt động cho biết thiết quân luật đã được áp đặt ở vùng ngoại ô, với hàng chục người thiệt mạng hoặc bị thương khi lực lượng an ninh nổ súng vào những người biểu tình chống quân đội.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar thời điểm đó cho biết nhiều nhân viên Trung Quốc bị thương và mắc kẹt trong các vụ đốt phá, đồng thời kêu gọi Myanmar bảo vệ tài sản và công dân Trung Quốc.

Tổng cộng 32 nhà máy do Trung Quốc đầu tư đã bị phá hoại trong các cuộc tấn công, với thiệt hại về tài sản lên tới 240 triệu nhân dân tệ (36,9 triệu USD), theo tờ Thời báo Hoàn cầu.

Trung Quốc được coi là ủng hộ chính quyền quân sự lật đổ chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi vào ngày 1.2.

Không có nhóm nào nhận trách nhiệm đốt các nhà máy.

toa-an-quan-su-myanmar-phat-tu-20-nam-voi-28-nguoi-dot-nha-may-trung-quoc.jpg
32 nhà máy Trung Quốc ở Myanmar bị đốt phá hồi tháng 3.2021

Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội lên nắm quyền và bắt giữ bà Suu Kyi cùng các thành viên khác thuộc đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, với các cuộc biểu tình, tuần hành và đình công hàng ngày chống lại chính quyền.

Lực lượng an ninh đã đáp trả bằng vũ lực sát thương, khiến hơn 800 người thiệt mạng, theo nhóm hoạt động của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị. Quân đội Myanmar bảo bỏ con số này và lãnh đạo cuộc đảo chính – Thống tướng Min Aung Hlaing gần đây cho biết khoảng 300 người đã thiệt mạng trong tình trạng bất ổn, trong đó có 47 cảnh sát.

Ngoài xung đột gia tăng với các nhóm vũ trang dân tộc gần biên giới, giao tranh cũng leo thang giữa quân đội Myanmar và các lực lượng dân quân ở một số khu vực.

Ở miền đông Myanmar, gần các bang Shan và Kayah, hàng chục thành viên lực lượng an ninh và chiến binh địa phương đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh gần đây, theo người dân và các phương tiện truyền thông đưa tin.

Một người dân trú ẩn gần thị trấn Demoso hôm 28.5 báo cáo rằng điện đã bị cắt và giao tranh bùng phát đêm 27.5 với tiếng pháo liên tục.

"Chúng tôi lo sợ rằng sẽ bị trúng bom. Nó khiến tôi run sợ khi họ liên tục nã đạn", một cư dân giấu tên cho biết.

Cô nói mọi người đã chạy trốn khỏi Demoso và ước tính có hơn 40.000 người đang trú ẩn tại các khu vực xung quanh thị trấn đang cần thức ăn, quần áo, nơi ở.

Trong cuộc phỏng vấn do Đài truyền hình Phượng Hoàng có trụ sở tại Hồng Kông phát hôm 23.5, Thượng tướng Min Aung Hlaing đã tìm cách trấn an các doanh nghiệp Trung Quốc sau khi một số nhà máy bốc cháy gần đây ở thành phố Yangon.

Ông nói: “Các công dân của chúng tôi không chống Trung Quốc nhưng chính chính trị mới gây ra sự thù hận".

Đêm 23.5, trong cuộc tấn công bằng đạn pháo của binh sĩ Myanmar vào làng Kayan Tharyar, cách quận Loikaw (thủ phủ bang Kayah) 7 km, với mục tiêu nhằm vào các nhóm nổi dậy, một quả đạn cối đã bắn trúng Nhà thờ Thánh Tâm, giết chết ít nhất 4 người và làm bị thương hơn 8 người đang ẩn trú ở đó.

"Đó là với nỗi buồn và nỗi đau tột cùng. Chúng tôi ghi lại nỗi đau đớn trước cuộc tấn công vào những thường dân vô tội, những người đã tìm kiếm nơi ẩn náu tại Nhà thờ Thánh Tâm", Hồng y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon, cho biết trong một bức thư đăng trên Twitter.

Nhà thờ Thái Tâm ở quận Loikaw, giáp với Thái Lan, đã bị thiệt hại nghiêm trọng trong cuộc tấn công đêm 23.5, theo ông Charles Maung Bo.

Myanmar chủ yếu theo đạo Phật nhưng một số khu vực, bao gồm cả bang Kayah, có các cộng đồng Cơ đốc giáo lớn.

Ông Charles Maung Bo nói: "Các hành động bạo lực, bao gồm pháo kích liên tục, sử dụng vũ khí hạng nặng vào một nhóm phần lớn phụ nữ và trẻ em sợ hãi đã dẫn đến thương vongĐiều này cần phải dừng lại. Chúng tôi cầu xin tất cả các bạn... vui lòng không leo thang chiến tranh".

Hồng y Charles Maung Bo nói rằng các nhà thờ, bệnh viện và trường học đã được bảo vệ trong xung đột bởi các công ước quốc tế.

Ông cho biết cuộc tấn công đã khiến nhiều người phải chạy trốn vào rừng với hơn 20.000 người hiện phải di dời và đang cần thực phẩm, thuốc men và vệ sinh khẩn cấp.

Đang cố gắng giúp đỡ những người phải di dời, một cư dân khác trong khu vực ước tính số người rời khỏi nhà tăng lên từ 30.000 đến 50.000 và vẫn đang sử dụng các nhà thờ để trú ẩn.

"Người già và trẻ em đang ở trong các nhà thờ. Tất cả các nhà thờ đã treo cờ trắng để ngăn chặn các cuộc pháo kích", cô gái 20 tuổi đề nghị giấu tên cho biết.

Cô cho biết tình hình vẫn căng thẳng trong khu vực và cáo buộc quân đội tiếp tục sử dụng vũ khí hạng nặng chống lại lực lượng dân quân địa phương được trang bị vũ khí hạng nhẹ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tòa án quân sự Myanmar phạt tù 20 năm với 28 người đốt nhà máy Trung Quốc