Tổ tiên của vi rút corona chủng mới gây ra đại dịch COVID-19 có thể đã ký sinh trong những con dơi nhiều thập kỷ, theo một nghiên cứu mới.

Tổ tiên của SARS-CoV-2 đã ẩn náu trong dơi nhiều thập niên

04/08/2020, 10:16

Tổ tiên của vi rút corona chủng mới gây ra đại dịch COVID-19 có thể đã ký sinh trong những con dơi nhiều thập kỷ, theo một nghiên cứu mới.

SARS-CoV-2 có thể đã tồn tại trên loài dơi từ cách đây hàng thập kỷ - Ảnh: Shutterstock

Maciej Boni, giáo sư sinh học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), tác giả chính nghiên cứu, cho biết mục đích của công trình này là để xem xét liệu vi rút SARS-CoV-2 có bất kỳ mối quan hệ họ hàng nào với các chủng vi rút tương tự khác đang tồn tại xung quanh. Nếu phát hiện bất kỳ họ hàng nào của chủng vi rút này, Boni và các nhà nghiên cứu khác có thể so sánh bộ gen của chúng với vi rút SARS-CoV-2 để hiểu rõ về quá trình tồn tại của chúng.

Để hiểu được chủng coronavirus mới, được gọi là SARS-CoV-2, đến từ đâu và lây lan sang người như thế nào, các nhà khoa học cần theo dõi lịch sử tiến hóa của nó thông qua các gen vi rút, được mã hóa bằng axit ribonucleic (RNA). Nhưng lịch sử tiến hóa của SARS-CoV-2 rất phức tạp vì coronavirus được biết là thường xuyên trao đổi di truyền với các coronavirus khác.

Boni và các đồng nghiệp của ông đã so sánh vi rút SARS-CoV-2 với một loại vi rút khác được lấy mẫu từ dơi móng ngựa vào năm 2013 tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Loại vi rút này được tách ra từ RaTG13 (một loại coronavirus liên quan đến SARS, chủ yếu lây nhiễm ở dơi) trong một khoảng thời gian tương đối dài, khoảng năm 1969.

Bằng cách sử dụng một số kỹ thuật giải mã trình tự gen, họ có thể ước tính rằng những loại vi rút như RaTG13 và SARS-CoV-2 đã tách ra từ một tổ tiên chung cách đây hàng chục năm. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phân tích một số chủng vi rút được tìm thấy trong loài tê tê mà họ cho rằng cũng có nguồn gốc từ dơi. Các loại vi rút này đều có liên quan với nhau.

"Dòng dõi SARS-CoV-2 đã ký sinh trên dơi trong 50 hoặc 60 năm trước khi lây sang người. Gần cuối năm 2019, một người nào đó đã tiếp xúc với SARS-CoV-2 và điều đó đã gây ra một đại dịch", Boni nói và cho biết thêm rằng, có thể còn rất nhiều chủng vi rút khác đang tồn tại âm thầm trong loài dơi và có khả năng là những chủng vi rút này có thể lây nhiễm sang tế bào của người.

Tiến sĩ Amesh Adalja, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins ở Baltimore, cho biết: "Nghiên cứu này cung cấp thêm manh mối để hiểu làm thế nào các coronavirus khác có thể xuất hiện. Chúng tôi chỉ thực sự biết phần nổi của tảng băng chìm khi nói đến các loại vi rút có trong dơi. Họ hàng của coronavirus đã tồn tại rất nhiều năm và có rất nhiều điều chưa được giải đáp".

Hiện nay, để giúp ngăn chặn đại dịch trong tương lai, việc lấy mẫu và phân tích mẫu từ dơi hoang dã cần được thực hiện bài bản để xác định mầm bệnh mới ở người và phản ứng trong thời gian thực. Nhận biết sớm loại vi rút nào cần tìm và ưu tiên nghiên cứu những loại vi rút có thể dễ dàng lây nhiễm sang người là điều quan trọng.

Trang Nhung (theo Live Science)

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổ tiên của SARS-CoV-2 đã ẩn náu trong dơi nhiều thập niên