Myanmar chìm trong 6 tháng hỗn loạn kể từ khi đảo chính xảy ra, chính quyền quân sự thời gian qua củng cố vị thế bằng chiến dịch đàn áp đầy bạo lực.

Tình hình Myanmar sau 6 tháng

Cẩm Bình | 02/08/2021, 09:53

Myanmar chìm trong 6 tháng hỗn loạn kể từ khi đảo chính xảy ra, chính quyền quân sự thời gian qua củng cố vị thế bằng chiến dịch đàn áp đầy bạo lực.

Theo CNA, một nhóm giám sát địa phương cho biết, từ ngày 1.2.2021 đến nay, gần 1.000 người bị thiệt mạng, hàng nghìn người khác bị bắt giữ bởi lực lượng an ninh Myanmar.

Biểu tình toàn quốc chính thức nổ ra vào ngày 8.2. Một ngày sau một nữ sinh tham gia bị bắn vào đầu, hàng chục nghìn công chức cùng nhiều lao động khác vì xuống đường phản đối chính quyền quân sự mà mất việc.

Khủng hoảng chính trị xảy ra đúng lúc dịch bệnh hoành hành. Nhiều bệnh viện vốn không được trang bị tối tân nay lại lâm vào cảnh thiếu nhân lực do đội ngũ nhân viên y tế nghỉ việc tham gia biểu tình.

Bà Manny Maung thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch nhận xét: “Đất nước đã rơi vào hỗn loạn và ở bờ vực sụp đổ”.

nfprotest310721_0.jpg
Biểu tình phản đối chính quyền quân sự - Ảnh: Reuters

Người dân có còn biểu tình?

Biểu tình vẫn tiếp diễn nhưng không đạt đến quy mô hàng trăm nghìn người như đợt tháng 2 và tháng 3, trên toàn quốc.

Lực lượng biểu tình trẻ tuổi ở Yangon tổ chức nhảy flash mob buổi sáng, hô vang khẩu hiệu phản đối khi chạy bộ trên đường phố, đôi lúc đốt pháo sáng. Đây là hoạt động nguy hiểm vì có rất nhiều kẻ báo tin cho cảnh sát, cảnh sát mặc thường phục luôn sẵn sàng bắt người.

Vài nhóm sắc tộc vũ trang cũng phản đối đảo chính nên thường xuyên tấn công quân đội. Quân đội đáp trả bằng các đợt không kích.

nfprotest310721_4.jpg
Khủng hoảng chính trị xảy ra đúng lúc dịch bệnh hoành hành - Ảnh: Reuters

Cộng đồng quốc tế đã làm gì?

Anh, Mỹ cùng Liên minh châu Âu (EU) đều tiến hành trừng phạt chính quyền quân sự lẫn doanh nghiệp có liên quan. Nhưng đội ngũ tướng lĩnh Myanmar quá quen thuộc với việc bị quốc tế cô lập và biết cách vượt qua.

Phía Liên Hợp Quốc cáo buộc chính quyền quân sự phạm tội ác chống lại loài người, tuy nhiên đến nay chỉ áp đặt một nghị quyết cấm cung cấp vũ khí, không mang tính ràng buộc.

unnamed.jpg
Quân đội Myanmar đang hứng chịu nhiều sự trừng phạt - Ảnh: Reuters

Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi ra sao?

Bà bị quản thúc tại gia, hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Quân đội đưa ra hàng loạt cáo buộc chống lại nữ lãnh đạo như nhập lậu bộ đàm, hay vi phạm hạn chế phòng chống dịch, nếu bị tuyên án có thể phải ngồi tù hơn 10 năm.

Tương lai phía trước

Ngày 1.8, Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing tự tuyên bố bản thân là thủ tướng, cam kết chấm dứt tình trạng khẩn cấp vào tháng 8.2023 và tổ chức bầu cử cho phép nhiều đảng tham gia. Ông cũng đảm bảo hợp tác với ASEAN giải quyết vấn đề Myanmar, làm việc với bất cứ đặc phái viên nào ASEAN chỉ định. Quân đội vẫn đẩy mạnh củng cố quyền lực bất chấp phản ứng từ người dân.

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 26.7 dự báo kinh tế Myanmar năm nay sẽ sụt giảm 18% do khủng hoảng chính trị và dịch bệnh, tỷ lệ nghèo đói năm 2022 tăng gấp đôi so với năm 2019.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình hình Myanmar sau 6 tháng