Giữa phố xá ồn ào, tấp nập của thủ đô bên cạnh những ánh đèn sân khấu rực rỡ thì ngay tại rạp Công nhân - số 42 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội hàng tháng vẫn đều đặn diễn ra những vở diễn mang tên Tứ Phủ.

Tín ngưỡng hầu đồng được thổi hồn trong Tứ Phủ

Haiyen | 25/04/2016, 06:31

Giữa phố xá ồn ào, tấp nập của thủ đô bên cạnh những ánh đèn sân khấu rực rỡ thì ngay tại rạp Công nhân - số 42 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội hàng tháng vẫn đều đặn diễn ra những vở diễn mang tên Tứ Phủ.

Tứ Phủ - được người dân thủ đô cũng như các du khách nước ngoài có cơ hội được thưởng thứcvở diễn, đều coi là một "chuyến du hành" trở về thời xưa, một chuyến du hành để được "hầu Phủ" qua các giá được đạo diễn Việt Tú dàn dựng một cách công phu.

Sau hơn 4 năm tham khảo và tìm hiểu, đạo diễn Việt Tú đã đưa nghi lễ hầu đồng lên sân khấu một cách kỳ ảo và công phu. Toàn bộ nghi lễ trong văn hóa Đạo Mẫu của Việt Nam được trình diễn qua những điệu múa dướikhói hương nghi ngút đã đưa con người từ cõi thựcđến cõi mơ một cách kỳ diệu. Nghi lễ thờMẫu của người Việt là một tổng thể tinh tế từthực hành cho đến nghệ thuật diễn xuất kết hợp vớitrang phục, phụ kiện. Từng chi tiết nhỏ như chiếc bàn ngự cũng là đồ cổ trăm năm hay được dùng trong các buổi hầu đồng cũng được đạo diễn Việt Tú chăm chútđưa lên sân khấu.

Các nghi thức trang nghiêm cũng như từngbiểu cảm qua các thanh đồngđược các diễn viên thể hiện đúng với từng giá hầu

Có lẽ ít ai hình dung đượcmột buổi chầu Thánhlại đưa được lên sân khấu đầy tính sang trọng nhưvậyvà liệu khi đóhình ảnh, nghi thức cũng như toàn bộ cảm xúc về một buổi hầu đồng có còn vẹn nguyên? Tuy nhiên,đạo diễn Việt Tú đã thật sự làm khán giả bất ngờ. Bất ngờ từ việctrang trí đón khách từ bên ngoài sảnh của rạp cho tới đồ trang trí trên sân khấu như cửa võng, đôi hạc đồng. Chỉ cần khéo léo để ý, khán giả sẽ nhận raở dưới mỗi chân ghế ngồiđều có những lư trầm hương. Khi tiếng nhạc cất lên, hương trầm tỏa ra nghi ngút, khán giả thật sự được đắm chìm trong cõi tâm linh, thỏa sức ngắm nhìn, tận hưởng những động tác, những điều kỳ diệu mà các nghi thức hầu đồng đem lại. Từng cánh hoa nhỏ cũng được rải xuống sàn ghế của khán giả để hương thơm chòa quyện trong các nghi thức tâm linh của từng buổi chầu. Toàn bộ sân khấu ấn tượng với ánh sáng đặc sắc, không gian thoang thoảng hương trầm giúp khán giả có những trải nghiệm, tiến gần hơn với tâm linh của Đạo Mẫu.

Có thể, đạo diễn Việt Tú hơi tham lam khi đưa một lúc ba buổi hầu giá lên sân khấu chỉtrong vỏn vẹn45 phút. Ngoài dàn nhạc là Chầu văn, Thanh đồng còn cóhai người hầu cùng dân để đón các giá hầu: chầu Đệ Nhị, chầu Ông Hoàng Mười và Cô bé Thượng Ngàn. Với hai người hầu ở hai bên, hầu như các giá chầungoài thực tếnhững người này đều ít được chú ý, hoặc có chăng chỉ là thoảng qua. Người ta chỉ chú ý đến người đang hầu đồng trước mặt và cùng vái lạy để hát lên khúc "Nam mô a di đà Phật" đầy huyễn hoặc.

Toàn bộ diễn viên biểu diễn trên sân khấu Tứ Phủ đều là diễn viên chuyên nghiệp của Nhà hát Chèo Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là diễn viên mà vào mùa lễ hội đầu năm, họ còn là những Thanh đồng, Cung văn đích thực của các điện, phủ. Đó cũng chính là lý do vì saokhi các âm thanh, nhạc, phách cùng gõ lên, các diễn viên như hóa thân hoàn toàn vào nhân vật. Họ như được "nhập" vào để thể hiện từng khuôn mặt, tính cách cũng như sự thăng hoa, biến ảo trong từng động tác, biểu cảm.

Thanh đồng đã thể hiện tốt biểu hiện từng giá hầu

Khán giả nước ngoài đặc biệt yêu thích vở diễn Tứ Phủ.

Có một điều đặc biệtmà nếu như không tìm hiểu kỹ về các nghi thức hầu đồngthì hầu như ai cũng nghĩ các nghi thức, các giá hầu đều nhuốm màu sắc mê tín dị đoan. Và có thể, họ đến sân khấu vì tò mò, ngạc nhiên và đến để "xem cho biết". Tuy nhiênkhán giả khi bước chân vào rạp đều cảm nhận được "chốn linh thiêng" khi sảnh chính là không gian trưng bày với các "giá hầu" gồm ngựa, voi giấy... được thực hiện bởi những nghệ nhân ba đời làm vàng mã. Tất cả tạo nên sự dẫn dắt tâm linh cho khán giả trước khi đến với phần diễn chính trên sân khấu. Đặc biệt hơn, khi bắt đầu từng vở diễn, những thông tin về các nghi thức đều hiển thị trênmột màn hình lớn. Các thông tin về các vị Thánh đều là những nhân vật có thật và các diễn viênđềuhóa thân vào những người có côngbảo vệ đất nước, mở mang bờ cõi.

Có thể nói, cách tiếp cận mang phong cách dùng tư tưởng hiện đại để làm nổi bật yếu tố truyền thống (traditional avangade)của đạo diễn Việt Túđã mang đến những hiệu quả đặc biệt khi chuyển tải văn hoá truyền thống đến gần gũi hơn với đông đảo công chúng. Đồng thời,thể hiện cách nhìn trung thực về văn hoá, tư duy của tác giả trong cấu trúc của tác phẩm, trả lại những gì đẹp đẽ, tinh tế và nguyên bản nhất của nghệ thuật trong Đạo Mẫu qua vở diễn Tứ Phủ.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tín ngưỡng hầu đồng được thổi hồn trong Tứ Phủ