Khi nợ xấu cao, hàng tồn kho nhiều, kinh tế phục hồi chậm thì rất khó đạt mức tăng trưởng tín dụng 12% trong 3 tháng cuối năm. 

Tín dụng cuối năm “vấp” nợ xấu

Một Thế Giới | 16/10/2013, 17:17

Khi nợ xấu cao, hàng tồn kho nhiều, kinh tế phục hồi chậm thì rất khó đạt mức tăng trưởng tín dụng 12% trong 3 tháng cuối năm. 

           

Trong buổi làm việc với đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM mới đây, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, đến nay tổng nợ xấu chiếm gần 6% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn, tăng 1,49% .

Trong đó, khối công ty tài chính có tỉ lệ nợ xấu cao nhất (44,4%), khối ngân hàng nước ngoài có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất (2,93%). Công ty có tỉ lệ nợ xấu cao nhất là 44,2%.

Hiện nay, nợ nhóm 5 chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số nợ xấu (69,1%) tại các ngân hàng TP.HCM. Đây được xem là nhóm nợ có khả năng mất vốn cao, chủ yếu nằm trong các công ty tài chính, cho thuê tài chính, bất động sản, tiêu dùng.

Đại diện ngân hàng An Bình cho biết, vào tháng 2, 3, 4 tốc độ xử lý nợ xấu rất chậm nhưng tháng 7, 8 thu được gần 100 tỉ đồng/tháng nhưng vẫn còn đến hàng trăm hồ sơ nợ xấu. Nợ nhóm 5 của ngân hàng lại thuộc ngay nhóm ngành xuất khẩu nông nghiệp, đặc biệt là thủy sản. Như doanh nghiệp thủy sản Phương Nga nợ đến 1.500 tỉ đồng, không thể trả nỗi tiền lãi.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) than thở, khó khăn về xử lý nợ xấu của ngân hàng hiện nay là nợ xấu một công con của Vinashin. Ngoài ra, món nợ từ cầu Phú Mỹ cũng vượt mức kiểm soát khi nguồn thu phí qua cầu không như dự tính.

Hầu hết các ngân hàng cho rằng muốn thành công cần giải pháp mang tính chất chính trị nhiều hơn, như tái cấu trúc ngành thủy sản. Việc xử lý nợ xấu cần thời gian ít nhất từ 3-5 năm.

Phó trưởng đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM, ông Trần Du Lịch còn bàt tỏ lo lắng về sự luẩn quẩn trong xử lý nợ xấu: “Nợ xấu có tiến triển nhưng đa phần chỉ thực hiện chuyển nợ, đảo nợ. Nếu thế thì bản chất của nợ xấu hoàn toàn không thay đổi”.

Theo ông Lê Hoàng Minh, các tổ chức tín dụng TP.HCM đã thực hiện nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu. Ba giải pháp chủ yếu là quỹ dự phòng rủi ro, thu bằng tiền và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trong đó, thu nợ bằng tiền là giải pháp tốt nhất.

Việc bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng sẽ tác động tích cực đến quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố.

Năm 2012 có 5/9 ngân hàng yếu kém được tái cơ cấu. Trong 9 tháng đầu năm 2013 đã xử lý được 3/4 ngân hàng với 1 ngân hàng hợp nhất và 2 ngân hàng tái cơ cấu, ngân hàng còn lại đang được xem xét cho nước ngoài mua lại.Theo NHNN chi nhánh TP.HCM

Việt Lê

           
Bài liên quan
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tín dụng cuối năm “vấp” nợ xấu