Nghi thức tắm Phật xuất hiện lâu đời tại Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Trung Á và cùng với Đại lễ Phật Đản, nghi thức này được các phật tử mong đợi trong dịp này.

Tìm hiểu về Nghi thức tắm Phật trong lễ Phật Đản

Nhật Hạ | 26/05/2021, 15:25

Nghi thức tắm Phật xuất hiện lâu đời tại Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Trung Á và cùng với Đại lễ Phật Đản, nghi thức này được các phật tử mong đợi trong dịp này.

Nghi lễ được duy trì qua hàng thế kỷ, như một cử chỉ, một hành động để bày tỏ lòng tôn kính, hân hoan của các phật tử đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ trên cuộc đời này, cách đây hơn 2.600 năm.

Năm nay, Đại Lễ Phật đản diễn ra vào thứ 4, ngày 26.5 Dương lịch, tức ngày Rằm tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên, do tình hình đại dịch COVID-19 đang ngày càng phức tạp nên nhiều ngôi chùa tổ chức đại lễ với quy mô hạn chế hoặc chủ yếu với hình thức trực tuyến.

Nói về nghi thức lễ tắm Phật. Đây là một trong những nghi lễ phổ biến trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các nước Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền. Tuy nhiên, truyền thuyết ly kỳ về sự hiển thế của đức Phật Thích ca trong vườn Lâm Tỳ Ni chính là nguồn gốc nghi thức tắm Phật - phần quan trọng trong ngày lễ Phật Đản.

Theo kinh điển Bắc tông, khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh, có Long vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa. Cảnh Phật đản sanh với rồng phun nước được ghi lại trong nhiều tác phẩm điêu khắc tại Lộc Uyển – di tích Phật giáo quan trọng ở phía bắc Ấn Độ. Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh giới thuận và nghịch của cuộc đời, hai cảnh giới vui buồn và sướng khổ của cuộc sống hằng ngày, mà tất cả mọi người sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng. Thái tử Tất Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh và nóng đó, sau này trở thành Đức Phật Thích Ca.

Theo kinh điển Nam tông, sau khi mẹ ngài, hoàng hậu Mahamaya, sinh ra ngài ở vườn Tâm Tỳ Ni, bên gốc cây vô ưu, bốn vị đại phạm thiên từ trời hạ xuống, dùng lưới vàng quấn lấy hài nhi. Ngay lúc đó, hai trận mưa từ trên trời dội xuống vị Phật tương lai.

Trong nghi thức này, sau khi đạo tràng tụng kinh, mọi người cùng tụng kệ và chú Tắm Phật rồi đi đến lễ đài, nơi có tượng Phật sơ sinh đặt trong bồn, chắp tay đảnh lễ, múc nước thơm nhẹ nhàng tưới lên hai vai ngài, đồng thời lắng lòng quán tưởng về dòng nước cam lộ rửa trôi tham, sân, si ra khỏi tâm tư. Nước là biểu tượng của sự tẩy rửa, từ dơ sẽ thành sạch, từ ô uế sẽ trở thành trong sáng, thanh khiết. Và, nước tắm Phật được nấu từ các loại hoa thơm hoặc hương liệu, hay đơn giản là nước mưa tinh sạch.

nghilevask.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khi đó đang làm Thủ tướng đang làm nghi lễ tắm Phật trong đại lễ Phật đản Vesak hồi 2019 - Ảnh: VGP

Theo các học giả Phật giáo, hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho vui và buồn, sướng và khổ của cuộc đời, điều mà mọi người trên thế gian này đều phải đón nhận và trải qua. Người nào chịu đựng cả cảnh thuận và nghịch mà tâm thản nhiên, tự tại thì sẽ có thể thành Phật. Đây chính là ý nghĩa sâu xa, vi diệu của nghi lễ tắm Phật và việc tu tập theo đạo Phật.

Vì vậy, khi tưới nước lên vai trái tượng Phật, cần tâm niệm rằng dù gặp nghịch cảnh hay khổ đau thì tâm vẫn bình yên phẳng lặng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tìm hiểu về Nghi thức tắm Phật trong lễ Phật Đản