Ngày 14.6 (mùng 5.5 âm lịch- Tết Đoan Ngọ), trái với mọi năm, tại các khu chợ trên địa bàn TP.Long Xuyên lưa thưa khách, buôn bán ế ẩm do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Tiểu thương ế ẩm vào ngày Tết Đoan Ngọ do COVID-19

Tô Văn | 14/06/2021, 13:58

Ngày 14.6 (mùng 5.5 âm lịch- Tết Đoan Ngọ), trái với mọi năm, tại các khu chợ trên địa bàn TP.Long Xuyên lưa thưa khách, buôn bán ế ẩm do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Theo ghi nhận PV Một Thế Giới từ sáng sớm hôm nay, tại chợ Mỹ Quý, P.Mỹ Quý, chợ Xẻo Trôm, P.Mỹ Phước, chợ Mỹ Xuyên, P.Mỹ Xuyên, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang không khí mua bán tại khu vực các chợ này khá trầm lặng, khá vắng khách mua.

1-doan-ngo.jpg
Một quầy cá lóc nướng bán rất chậm trong ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh: Tô Văn

Mặc dù khá vắng khách ghé vào, nhưng tại mỗi chợ đều có lực lượng dân phòng xếp bàn giữa khu vực ra vào chợ để nhắc nhở người dân tuân thủ đeo khẩu trang khi ra vào chợ.

Chị Nguyễn Thị Dung (48 tuổi, ngụ P.Mỹ Phước, TP.Long Xuyên)- tiểu thương bán rau tại chợ Xẻo Trôm cho biết, Tết Đoan Ngọ năm nay ảnh hưởng dịch bệnh nên lượng khách đi chợ mua đồ cúng giảm hơn một nửa so với năm trước. Ngoài ra, người dân cũng lo ngại lui tới những nơi tập trung đông người nên khiến việc tiêu thụ sản phẩm khá chậm.

2-doan-ngo.jpg
Đa số các chợ hơi vắng khách vào mua nên tiểu thương than thở - Ảnh: Tô Văn

“Từ sáng tới giờ, tôi bán được không tới 300.000 đồng rau, củ các loại. Do đã toan tính trước nên tôi không dám lấy rau, củ số lượng lớn. Vì vậy, ngày nay không sợ lỗ sở hụi. Tôi mong người dân thì ý thức chấp hành tốt chủ trương của chính quyền để đẩy lùi dịch bệnh. Chứ ảnh hưởng dịch hoài, buôn bán ế ẩm kiểu này có nước đi ăn mày”, chị Dung bày tỏ.

Rời các khu chợ, PV rảo một vòng các điểm bán bánh xèo trên địa bàn P.Mỹ Phước thì nhận thấy năm nay lượng bánh xèo đặt mua khá thấp. Bà Năm (64 tuổi, chủ quầy bán bánh xèo trên đường Phạm Cự Lượng, P.Mỹ Phước, TP.Long Xuyên) cho biết, trong mâm cúng gia tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Nam Bộ nhất định phải có đĩa bánh xèo.

3-doan-ngo.jpg
Sạp bánh ú tới trưa vẫn còn số lượng bánh khá nhiều - Ảnh: Tô Văn

Năm nào cũng thế, cứ sáng sớm (mùng 5.5 âm lịch), người dân Nam Bộ lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu để chờ đổ món bánh truyền thống để dâng cúng tổ tiên và cùng nhau thưởng thức. Tuy nhiên kinh tế càng phát triển nên công việc tất bật và bận rộn hơn. Vì vậy, người dân không còn thời gian đi chợ, rồi đổ bánh nên số người dân chọn đặt bánh hoặc chạy lại trực tiếp mua chỗ người đổ bánh bán.

4-doan-ngo.jpg
Chủ các sạp bán trái cây cũng than thở ngày Tết Đoan Ngọ bán quá chậm - Ảnh: Tô Văn

“Năm rồi tôi bán khoảng 300 chiếc bánh/ngày, nhưng năm nay, từ sáng tới giờ chỉ bán được khoảng 50 chiếc bánh. Không đủ đóng hụi hôm nay người ơi”, bà Năm than thở.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi dưới cái tên dân dã là "Tết giết sâu bọ". Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì vậy, Tết Đoan Ngọ thực chất là 1 phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Bài liên quan
Chính quyền An Giang vào cuộc vụ khai thác trái phép hơn 875.000m3 đất
UBND tỉnh An Giang đã việc thành lập Tổ xem xét, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác khoáng sản, sử dụng đất của Công ty cổ phần Xây lắp An Giang tại cụm công nghiệp, thị trấn An Phú, huyện An Phú.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiểu thương ế ẩm vào ngày Tết Đoan Ngọ do COVID-19