Theo dữ liệu của NASA, một tiểu hành tinh có kích thước bằng tượng Nữ thần Tự do sẽ bay sượt qua Trái đất trong tuần này.

Tiểu hành tinh lớn hơn tượng Nữ thần Tự do bay qua Trái đất trong tuần này

Long Hải | 13/05/2021, 21:45

Theo dữ liệu của NASA, một tiểu hành tinh có kích thước bằng tượng Nữ thần Tự do sẽ bay sượt qua Trái đất trong tuần này.

tieu-hanh-tinh22.jpg
Hình ảnh mô phỏng tiểu hành tinh bay gần Trái đất

Tiểu hành tinh mang tên 2015 KJ19 dự kiến bay qua hành tinh chúng ta và ở gần Trái đất nhất vào lúc 5 giờ chiều 14.5 (giờ Việt Nam). Vào thời điểm đó, 2015 KJ19 sẽ cách Trái đất khoảng cách bằng 15 lần quãng đường trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng.

Theo Trung tâm nghiên cứu các vật thể gần Trái đất (CNEOS) thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA, KJ19 2015 có chiều ngang từ 90 mét (bằng chiều cao của tượng Nữ thần Tự do) đến 200 mét (gần bằng chiều cao của Cầu Cổng Vàng).

Bên cạnh kích thước khổng lồ, tiểu hành tinh này cũng di chuyển khá nhanh khi bay về phía Trái đất với tốc độ khoảng 81.110 km/h, bằng 1/4 tốc độ tia sét đi từ khí quyển xuống mặt đất. Tuy nhiên, CNEOS không coi 2015 KJ19 là một tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm (PHA) giống như một số vật thể gần Trái đất.

duong-di.jpg
Sơ đồ quỹ đạo CNEOS cho thấy vị trí của tiểu hành tinh KJ19 2015 khi nó bay sượt qua Trái đất

Đôi khi các tiểu hành tinh tác động tới bầu khí quyển của Trái đất và có xu hướng phát nổ giữa không trung do lực quá mạnh tạo ra bởi tốc độ của chúng. Vào tháng 10.2008, tiểu hành tinh 2008 TC3 đã phát nổ trên không trung Sudan với sức công phá tương đương khoảng 1.000 tấn thuốc nổ TNT.

Tháng trước, một nhà khoa học của NASA nói với Newsweek rằng các chuyên gia phòng thủ hành tinh sẽ cân nhắc việc phóng một quả bom hạt nhân vào một tiểu hành tinh nếu nó có khả năng đâm vào Trái đất.

Các vật thể gần Trái đất (NEOs) thường là tiểu hành tinh hoặc sao chổi, là những vật thể thuộc hệ Mặt trời có quỹ đạo đưa chúng đến gần Trái đất và đủ lớn để gây ra thiệt hại đáng kể nếu xảy ra va chạm.

Một vật thể được xem là NEO nếu bay trên quỹ đạo cách Trái đất trong khoảng 48 triệu km. Những NEO ở tương đối gần Trái đất sẽ được phân loại là vật thể “có khả năng gây nguy hiểm”. Nhóm này bao gồm những vật thể có đường kính lớn hơn 140 m và bay tới cách Trái đất từ 7,4 triệu km trở xuống.

tieu-hanh-tinh23.jpeg
Các vật thể gần Trái đất (NEO) có thể gây ra thiệt hại đáng kể nếu xảy ra va chạm với hành tinh chúng ta

Có rất nhiều vật thể như thế bay ngang qua hành tinh của chúng ta hàng năm. Để xác định vật thể sẽ đến gần Trái đất đến mức nào, các nhà khoa học NASA sẽ quan sát tiểu hành tinh đó và dùng mô hình máy tính để dự đoán quỹ đạo. Cho đến nay, CNEOS đã phát hiện ra hơn 25.000 tiểu hành tinh. Khoảng 1.000 trong số chúng được cho là lớn hơn 1 km nhưng hầu hết đều nhỏ hơn.

Các nhà khoa học ở CNEOS có thể tính toán quỹ đạo của những vật thể bay gần hành tinh của chúng ta với độ chính xác cao, qua đó dự đoán khả năng va chạm, thời gian và địa điểm. Bằng việc hợp tác chặt chẽ với cơ quan vũ trụ, các giải pháp quỹ đạo này được sử dụng để dự đoán cách NEO tiếp cận gần Trái đất và đưa ra các đánh giá toàn diện về xác suất tác động của chúng trong thế kỷ tới.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy người Mỹ thích một chương trình không gian tập trung vào các tác động tiềm ẩn của tiểu hành tinh hơn là đưa con người trở lại Mặt trăng hoặc lên sao Hỏa.

Năm 2018, NASA đã công bố một kế hoạch trong đó đề xuất các phương pháp chính phủ Mỹ cần thực hiện để đối phó tốt hơn với NEO, như việc các tiểu hành tinh hoặc sao chổi bay tới Trái đất trong khoảng 48 triệu km. Tổng giám đốc NASA Jim Bridenstine cho rằng các cuộc tấn công của tiểu hành tinh không phải là điều có thể xem nhẹ và có lẽ đây chính là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn vong của sự sống trên Trái đất.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiểu hành tinh lớn hơn tượng Nữ thần Tự do bay qua Trái đất trong tuần này