Nhắc đến tên Hoàng Vân, người ta nhớ đến hàng loạt ca khúc nổi tiếng như Bài ca xây dưng, Người chiến sĩ ấy, Tôi là người thợ lò, Quảng Bình quê ta ơi, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, và đặc biệt là bài hát Hò kéo pháo…
Hoàng Vântên thật làLê Văn Ngọ, sinh ngày 24.7.1930 tại Hà Nội.Ông còn có bút danh làY - Na(tức "Yêu Ngọc Anh" - Ngọc Anh là người bạn đời của ông). Nhạc sĩ Hoàng Vân là một trong những cây đại thụ của nền tân nhạc Việt Nam và được coi là người có nhiều sáng tác hay của dòng nhạc Cách mạng qua những ca khúc mang âm điệu hùng tráng, thúc giục ý chí quyết tâm của đồng bào chiến sĩ trong trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
Nhạc sĩ Hoàng Vân - Ảnh: Tư liệu của Hội NSVN
Nhắc đến tên Hoàng Vân, người ta nhớ đến hàng loạt ca khúc nổi tiếng như Bài ca xây dưng, Người chiến sĩ ấy, Tôi là người thợ lò, Quảng Bình quê ta ơi, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, và đặc biệt là bài hát Hò kéo pháo…
Nhạc sĩ Hoàng Vân không chỉ sáng tác ca khúc, ông còn viết nhiều tác phẩm khí nhạc nổi tiếng như: Fugue cho piano,Tổ khúc cho hautboisvà piano,Rhapsodie cho violon, độc tấu kèn bassonHành khúc con voi, độc tấu flute Vui được mùa,Hoa thơm bướm lượn,Âm nhạc cho vũ kịch Chị Sứ, Concerto cho piano và dàn nhạc,giao hưởng thơThành đồng Tổ quốc, Giao hưởng số 1...Và nhạc cho nhiều bộ phim Việt Nam, trong đó có những phim đã ghi dấu ấn trong nền điện ảnh nhưNổi gió,Con chim vành khuyên,Vĩ tuyến 17 ngày và đêm,Em bé Hà Nội,Mối tình đầu...
Riêng đối với ca khúc Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân khi ông còn chưa là nhạc sĩđã trở thành một bài hát bất tử của dòng nhạc Cách mạng Việt Nam.Hò kéo pháo được các chiến sĩ thời đó thuộc nằm lòng và xem như sự động viên, lời khích lệ để họ vượt quanhững khó khăn gian khổ trên đường chiến đấu giành lại độc lập tự do cho tổ quốc.
Kéo pháo vào trận địa - Ảnh tư liệu: TTXVN
Hò kéo pháocủa nhạc sĩ Hoàng Vân ra đời vào năm 1954 trong những trận đánh quyết định của chiến dịch Điện Biên Phủ. “Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi. Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi. Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù…”Tiếng hò kỳ lạ đó vang lên giữa núi rừng núi Tây Bắc như tiếp thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực cho đồng bào chiến sĩ làm nên chiến thắng Điện Biên lịch sử.
Nói về Hò kéo pháo, lúc sinh thời nhạc sĩ Hoàng Vân kể lại rằng: “Tôi sáng tác bài hát ấy khi đang là chiến sĩ Điện Biên, chưa phải là nhạc sĩ. Lúc đó, tôi chứng kiến anh em kéo pháo rất vất vả, nhưng tôi cũng thấy những hình ảnh đó quá đẹp, quá thiêng liêng và quá vĩ đại. Những cảm xúc đó đã thôi thúc tôi cầm bút và viết nên bài hát này, không ngờ sau đó được nhiều người yêu thích đến thế”.
Nhạc sĩ Hoàng Vân ra đi ở tuổi 88 nhưng chắc chắn những ca khúc của ông sẽ còn ở lại rất lâu trong đời sống âm nhạc Việt Nam, trong lòng của những người yêu thích âm nhạc của Hoàng Vân. Riêng Hò kéo pháo của ông đã vang lên hùng tráng trong suốt hơn 63nămqua kể từ khi ra đời, cho đến bây giờ giai điệu đẹp đẽ ấy đã, đang và sẽ còn vang vọng mãi.
Tiểu Vũ (T.H)