'Cách đây không lâu, một cán bộ tư vấn pháp luật từng nói với tôi rằng nhiều người chuyển giới nữ cố tình phạm tội để được giam chung với nam vì ở ngoài họ không có cơ hội sàm sỡ và nhìn ngắm nhiều người nam như trong trại giam. Thực tế, việc giam chung như vậy là cực hình, vì họ có thể bị lạm dụng tình dục hàng ngày đầy đau đớn. Chắc hẳn ông sẽ rất hả hê khi thấy điều mình nói là đúng ở trong nhân vật Hội', đó là phát biểu mang tính cá nhân của anh Lương Thế Huy về 'Để Mai Tính 2', cán bộ pháp

Tiếng cười của 'Để Mai Tính 2' gây hại cho quyền của người chuyển giới

Một Thế Giới | 14/12/2014, 14:05

'Cách đây không lâu, một cán bộ tư vấn pháp luật từng nói với tôi rằng nhiều người chuyển giới nữ cố tình phạm tội để được giam chung với nam vì ở ngoài họ không có cơ hội sàm sỡ và nhìn ngắm nhiều người nam như trong trại giam. Thực tế, việc giam chung như vậy là cực hình, vì họ có thể bị lạm dụng tình dục hàng ngày đầy đau đớn. Chắc hẳn ông sẽ rất hả hê khi thấy điều mình nói là đúng ở trong nhân vật Hội', đó là phát biểu mang tính cá nhân của anh Lương Thế Huy về 'Để Mai Tính 2', cán bộ pháp

Sau sự việc người chuyển giới bị kỳ thị trong trại giam được truyền thông báo chí quan tâm trong thời gian gần đây. Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE) đã thúc đẩy việc vận động thay đổi luật dành cho người chuyển giới bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Trùng hợp, bộ phim "Để Mai Tính 2" với nhân vật chính là một người chuyển giới tên Phạm Hương Hội, lại vừa được công chiếu vào ngày 12.12.2014 và đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của giới truyền thông và khán giả. Nhiều luồng dư luận ủng hộ và phản đối đã xuất hiện xoay quanh bộ phim này
De Mai Tinh 2, nguoi chuyen gioi
Nhiều người cho rằng "Để Mai Tính 2" là một bộ phim giải trí đơn thuần, không gây ra bất kỳ sự ảnh hưởng tiêu cực nào đến cộng đồng LGBT (Đồng tính, song tính & chuyển giới). Bản thân nam diễn viên Thái Hòa cũng đã từng xin lỗi vì hành động được cho là "miệt thị" người chuyển giới trong bộ phim "Tèo Em" ra mắt vào năm ngoái. Anh rút kinh nghiệm và quan tâm đến tiếng nói của người LGBT hơn trong tác phẩm vừa mới ra mắt của mình.
Mặc dù vậy, anh Lương Thế Huy - cán bộ pháp lý chuyên về quyền LGBT của Viện iSEE, lại không nghĩ như vậy. Trao đổi với Một Thế Giới, anh cho rằng tiếng cười trong "Để Mai Tính 2" đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình vận động quyền cho người chuyển giới tại Việt Nam:
De Mai Tinh 2, nguoi chuyen gioi

Lương Thế Huy, cán bộ của viện iSEE phát biểu tại hội thảo do Bộ tư pháp và USAID tổ chức, đề nghị bảo vệ quyền của người chuyển giới được đổi tên, quyền thay đổi giới tính và thay đổi nhân thân trên giấy tờ, và quyền lựa chọn giới tính thứ ba.

"Năm 2002, bộ phim điện ảnh Việt Nam đầu tiên tôi đi xem ngoài rạp là Trai nhảy , và cũng là lần đầu tiên tôi bật cười trước hình ảnh nhân vật chuyển giới là Má Mì (do diễn viên Anh Vũ thủ vai). Lúc đó tôi 14 tuổi, thời mà hai khái niệm đồng tính và chuyển giới vẫn không có nhiều phân biệt.
Diễn viên Anh Vũ từng chia sẻ anh suy nghĩ rất nhiều về tạo hình nhân vật, cuối cùng thì chọn hình tượng môi son, má phấn, tóc nhuộm đủ màu, ăn mặc diêm dúa, ngúng nguẩy. Về tính cách thì Má Mì là người thâm độc, tàn ác và cuối cùng nhận lấy một kết cục không mấy tốt đẹp. Vai diễn được khen là mặn mà và có duyên . Công thức này hiệu quả đến nỗi phần hai của bộ phim, Lọ lem hè phố , diễn viên Minh Nhí tiếp tục thủ vai Má Mì với mái tóc tém vàng chóe, nhẫn hột xoàn to đùng... Vai diễn lại tiếp tục được khen là rất… gian xảo, đanh đá. Từ đó, danh sách những vai diễn đồng tính, chuyển giới gây cười trong điện ảnh Việt mỗi năm lại góp thêm mấy dòng.
Tiếng cười thật là khó phán đoán. Người ta cười với những gì người ta yêu mến, và cười luôn với những gì người ta khinh thường, hay còn gọi là nực cười." Đến một lúc tôi nhận ra, tình huống gây cười có thể khác nhau, nhưng căn nguyên của nó thì giống nhau: người ta không chấp nhận thể hiện giới không giống với định chuẩn. Chẳng có ai cười một cô gái tô son đỏ choét, nhưng một anh chàng tô son thì sẽ rất nực cười .
Thái Hòa đã thành công, thắng lớn liên tục với mô tuýp này, từ Để Mai tính , Cưới ngay kẻo lỡ , hay cả Tèo em , và giờ là Để Mai Tính 2 (hay còn gọi là Để Hội Tính ). Sau Để Mai Tính , Thái Hòa nhận được góp ý về việc nhầm lẫn khái niệm đồng tính và chuyển giới. Tiếp thu điều nay, ở phần 2 anh xây dựng bản dạng chuyển giới của nhân vật Hội rõ ràng hơn, nhưng cách khai thác thì vẫn y hệt, và còn cường điệu thêm.
Ôi trời ơi, sau 12 năm vẫn đúng một hình tượng! Vẫn là mái tóc tém rực rỡ đó, màu son đó, chiếc nhẫn hột xoàn to đùng đó, mà vẫn còn đem ra mua vui được? Truyện cười kể tới lần 2 đã bớt vui rồi, mà sao người ta vẫn có thể cười lâu như vậy? Có lẽ Thái Hòa mạnh về thoại, nên bây giờ ngoại hình, cử chỉ chỉ là phụ, mà thoại gây cười mới là chính. Hoặc là như tôi nói ở trên, căn nguyên của tiếng cười đó vẫn chưa thay đổi, xã hội chúng ta vẫn xem những gì thuộc về người chuyển giới là đáng nực cười. Sự mong đợi người xem ra sao thì phim đáp ứng như vậy.
De Mai Tinh 2, nguoi chuyen gioi
Nhiều người có thể nói tiếng cười mà Để Hội Tính mang lại là tiếng cười vô hại, không ảnh hưởng tới ai, chỉ là cười rồi thôi , hoặc là thật ra hình ảnh nhân vật Hội cũng không có gì là định kiến cả.
Theo tôi, đó là tiếng cười gây hại. Những định kiến về người chuyển giới càng bị khắc sâu thêm. Việc khai thác hình ảnh người chuyển giới trong phim đang tình dục hóa, kệch cỡm hóa người chuyển giới. Cố tình coi cho xong phần 2 của phim, tôi nhớ đến ví von hôm qua bạn cười người bị vấp té, thì hôm nay họ phải té dập mặt thì bạn mới cười được, và ngày mai phải là té dập mặt tóe máu mũi ra thì mới cười tiếp nữa. Sự khai thác luôn là có hạn và phải đẩy liên tục lên, điều này, có lẽ Hội đã tính.
Cách đây không lâu, một cán bộ tư vấn pháp luật từng nói với tôi rằng nhiều người chuyển giới nữ cố tình phạm tội để được giam chung với nam vì ở ngoài họ không có cơ hội sàm sỡ và nhìn ngắm nhiều người nam như trong trại giam. Thực tế, việc giam chung như vậy là cực hình, vì họ có thể bị lạm dụng tình dục hàng ngày đầy đau đớn. Chắc hẳn ông sẽ rất hả hê khi thấy điều mình nói là đúng ở trong nhân vật Hội.
Nhiều bạn trong cộng đồng người đồng tính cho rằng tôi đang nghĩ quá, nói quá, nhưng tôi chỉ thấy mình đang không bao dung với cái bất bao dung. Cái mà Hội thật sự mang tới, để lại, góp thêm là gì? Nếu nói là dần dần quen và chấp nhận người chuyển giới thì tôi không tin, không ai cười với cái mình đã quen hay chấp nhận cả, chỉ như cái chỗ ngứa mà lần nào gãi vào vẫn thấy đã, chứ không thật sự hết ngứa.
Người chuyển giới đã bị tấn công quá nhiều bằng những lời miệt thị rồi, đừng tấn công họ thêm bằng những tiếng cười nữa. Tôi không định phủ sạch trơn những nỗ lực của ê kíp làm phim, nhưng tôi nghĩ cũng đừng lấy đi chút nào những nỗ lực của cộng đồng người chuyển giới trong hành trình xóa bỏ định kiến. Tôi không tấn công diễn viên, biên kịch hay ê kíp, tôi chỉ tấn công vấn đề mà bộ phim đặt ra. Những bạn đi xem phim cũng không việc gì nghĩ rằng vì mình đã lỡ cười khi xem mà cố tự thuyết phục mình rằng bộ phim chỉ “cười rồi thôi”, chúng ta đang bước qua lằn ranh từ hài hước sang mù quáng.
Điện ảnh Mỹ cũng từng có thời kỳ dài lạm dụng tràn lan mô tuýp người chuyển giới là kẻ chuyên lừa đảo người khác để lên giường, nhưng họ đã đủ nhạy cảm dừng lại từ mấy chục năm trước. Không bắt buộc nhà làm phim hay khán giả nào cũng phải là một nhà hoạt động xã hội, nhưng sự văn minh tối thiểu là không được làm tổn thương bất kỳ người nào, như dòng chữ cuối mỗi phim vẫn hay chạy lên, chứ đừng nói là làm tổn thương của một cộng đồng trong xã hội.
Số phận Hội đã được an bài sau 95 phút và những tấm vé xé góc. Nhưng đừng để hành trình của cộng đồng người chuyển giới tới sự bình đẳng phải kéo dài thêm không cần thiết".
Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025
5 giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 - 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiếng cười của 'Để Mai Tính 2' gây hại cho quyền của người chuyển giới