Việt Nam đang triển khai hợp tác với Diễn đàn Kinh tế thế giới tiến tới thành lập Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Việt Nam (Trung tâm) – là mô hình Trung tâm liên kết trong mạng lưới Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Diễn đàn Kinh tế thế giới.

Tiến tới thành lập Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Việt Nam

Thu Anh | 04/01/2021, 19:37

Việt Nam đang triển khai hợp tác với Diễn đàn Kinh tế thế giới tiến tới thành lập Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Việt Nam (Trung tâm) – là mô hình Trung tâm liên kết trong mạng lưới Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Diễn đàn Kinh tế thế giới.

Mới đây, VNG có đề xuất Bộ TT-TT có cơ chế “sandbox” giúp tạo hành lang cho sản phẩm công nghệ cao phát triển chiếm lĩnh thị trường trong nước và có hàng chục triệu người sử dụng.

Trả lời ý kiến của doanh nghiệp gửi tới Hội nghị tổng kết năm 2020 của Bộ TT-TT, đại diện Vụ CNTT cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17.4.2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27.9.2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cụ thể, tại Mục II.2.a, Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương “Xây dựng cơ chế quản lý linh hoạt, phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo không gian thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát để triển khai thí điểm, sau đó nhân rộng đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tiềm năng gây rủi ro cao. Việc triển khai thí điểm, thử nghiệm phải xác định rõ phạm vi không gian và thời gian”.

4.0(1).jpg
Ảnh: Internet

Như vậy, theo Vụ CNTT, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, lĩnh vực, phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm chủ động nghiên cứu, xây dựng khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát để triển khai thí điểm, sau đó nhân rộng đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Về lĩnh vực công nghệ số, Bộ TT-TT có một số hoạt động để triển khai nhiệm vụ trên. Cụ thể, Việt Nam đang triển khai hợp tác với Diễn đàn Kinh tế thế giới tiến tới thành lập Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Việt Nam (Trung tâm) – là mô hình Trung tâm liên kết trong mạng lưới Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Diễn đàn Kinh tế thế giới.

Theo Vụ CNTT, được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ TT-TT đang xúc tiến các hoạt động thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm, với sứ mệnh, nhiệm vụ đầu mối kết nối hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước với mạng lưới các chuyên gia 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới để triển khai các dự án nghiên cứu, thử nghiệm các khung thể chế thúc đẩy công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Dự kiến năm 2021, Trung tâm này sẽ đi vào hoạt động.

Vì vậy, Vụ CNTT đề nghị các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ, phối hợp đặt bài toán và cùng tham gia các dự án nghiên cứu này.

Bài liên quan
Dự thảo chiến lược quốc gia về cách mạng 4.0: Hướng tới chính phủ số
Định hướng áp dụng và phát triển các công nghệ của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 giai đoạn 2021-2030 bao gồm Áp dụng các công nghệ của CMCN 4.0 trong xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số để quản lý nhà nước thông minh hơn, nhanh hơn, minh bạch hơn và hiệu lực, hiệu quả hơn; đem lại sự hài lòng cao cho người dân và doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiến tới thành lập Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Việt Nam