Đó là 2 trong 3 nghiên cứu đáng chú ý gần đây liên quan đến COVID-19.

Thuốc đầu tiên có tác dụng kép chống SARS-CoV-2, người hút vape mắc nhiều triệu chứng COVID-19 hơn

Sơn Vân | 15/01/2022, 09:29

Đó là 2 trong 3 nghiên cứu đáng chú ý gần đây liên quan đến COVID-19.

Người hút vape dễ mắc nhiều triệu chứng COVID-19 hơn

Người sử dụng thuốc lá điện tử (vape) khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ bị nhiều triệu chứng COVID-19 hơn những ai không hút, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Primary Care & Community Health.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh 289 người hút vape với 1.445 người ở độ tuổi và giới tính tương tự không hút vape hay thuốc lá, tất cả đều có kết quả xét nghiệm PCR dương tính với COVID-19.

So với những người không hút vape và sau khi tính đến các yếu tố nguy cơ khác của người tham gia, những người hút vape có tỷ lệ cao hơn bị các triệu chứng COVID-19, như đau ngực hoặc tức ngực (16% so với 10%), ớn lạnh (25% so với 19%), đau nhức cơ thể (39% so với 32 %), đau đầu (49% so với 41%), vấn đề về khứu giác và vị giác (37% so với 30%), buồn nôn/nôn/đau bụng (16% so với 10%), tiêu chảy (16% so với 10%), chóng mặt (16% so với 9%).

thuoc-dau-tien-co-tac-dung-kep-chong-sars-cov-2.jpg
Người hút vape có nguy cơ cao mắc nhiều triệu chứng COVID-19 hơn những ai không hút - Ảnh: Internet

"Nghiên cứu của chúng tôi không được thiết kế để kiểm tra xem việc sử dụng vape có làm tăng nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 không, nhưng nó chỉ ra rõ ràng rằng gánh nặng triệu chứng COVID-19 ở những bệnh nhân hút vape lớn hơn ở những người không hút", đồng nghiên cứu tác giả, Tiến sĩ Robert Vassallo của trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận Mayo Clinic (thành phố Rochester, bang Minnesota, Mỹ), cho biết trong một thông cáo báo chí.

Tình trạng viêm do SARS-CoV-2 và viêm vì vape có thể kết hợp để làm trầm trọng thêm khả năng viêm khắp cơ thể, dẫn đến gia tăng các triệu chứng, theo Robert Vassallo và các đồng nghiệp của ông.

Thử nghiệm thuốc đầu tiên có tác dụng kép chống SARS-CoV-2

Các nhà nghiên cứu cho biết, một loại thuốc thử nghiệm ban đầu đang được phát triển để điều trị bệnh cúm đang có triển vọng với SARS-CoV-2 và có thể chống lại COVID-19 từ hai hướng khác nhau.

Được gọi là zapnometinib hoặc ATR-002, thuốc này có khả năng kiềm chế sự phát triển của vi rút trong tế bào và cũng làm giảm đáp ứng miễn dịch quá mức dẫn đến gây ra bệnh nguy kịch trong các trường hợp mắc COVID-19 nghiêm trọng, theo các thí nghiệm trên ống nghiệm.

Dữ liệu vừa được công bố trên Tạp chí Cellular and Molecular Life Sciences, đã cung cấp cơ sở để Viện Dược phẩm và Dược phẩm Đức cho phép nhà sản xuất Atriva Therapeutics thử nghiệm loại thuốc này trên người.

Điều đó đánh dấu lần đầu tiên xuất hiện loại thuốc được chứng minh có tác dụng kép chống lại COVID-19, theo đồng tác giả nghiên cứu, Stephan Ludwig của Đại học Muenster (Đức).

Stephan Ludwig nói: “Kết quả khả quan từ nghiên cứu lâm sàng vẫn đang diễn ra ở người, có thể đã được phê duyệt khẩn cấp trong năm nay”.

Nhiều người có thể lây truyền SARS-CoV-2 sau 5 ngày cách ly

Sau thời gian cách ly 5 ngày, khoảng 1/3 số người mắc COVID-19 vẫn có thể truyền vi rút SARS-CoV-2, theo dữ liệu mới.

Xét nghiệm PCR phát hiện các hạt vi rút nhưng không thể biết liệu chúng có lây truyền hay chỉ đơn thuần là tàn dư không hoạt động. Với một nghiên cứu sử dụng các mẫu thu được từ tháng 3 đến tháng 11.2020, các nhà nghiên cứu sử dụng một thử nghiệm mới.

Trong các mẫu từ 176 người có xét nghiệm PCR dương tính với COVID-19, họ theo dõi vật chất di truyền mà SARS-CoV-2 tạo ra khi vi rút chủ động nhân lên và vẫn có thể lây truyền.

Trưởng nhóm nghiên cứu của Lorna Harries thuộc Đại học Y Exeter (Anh) cho biết: “Sau 5 ngày, 30% số người vẫn cho thấy mức độ liên quan về mặt lâm sàng của vi rút có khả năng hoạt động. Sau thời gian cách ly 10 ngày, cứ 10 người thì có một người vẫn có thể lây truyền vi rút”.

Nhóm của Lorna Harries vừa báo cáo thông tin này trên Tạp chí Quốc tế về Bệnh truyền nhiễm.

Nghiên cứu được tiến hành trước khi các biến thể Delta và Omicron bắt đầu lưu hành vào năm ngoái. Các nhà nghiên cứu dự định tiến hành các thử nghiệm lớn hơn để xác nhận phát hiện của họ.

Trong khi chờ đợi, họ đề nghị, tại các cơ sở cách ly mà việc lây truyền SARS-CoV-2 đặc biệt có vấn đề, có thể cần thận trọng để thu thập bằng chứng phân tử về sự thuyên giảm để ngăn chặn lây nhiễm vi rút diễn ra rộng hơn.

Bài liên quan
'Tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường thường xuyên có thể làm quá tải hệ thống miễn dịch'
Quan chức y tế châu Âu cảnh báo việc tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường quá thường xuyên có thể làm giảm hiệu quả của chúng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thuốc đầu tiên có tác dụng kép chống SARS-CoV-2, người hút vape mắc nhiều triệu chứng COVID-19 hơn