Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9.2014 diễn ra ngày 30.9, các thành viên Chính phủ đã nghe và nhất trí về chủ trương đầu tư dự án xây dựng cảng hàng không Quốc tế Long Thành. 

Thủ tướng yêu cầu làm rõ xây sân bay Long Thành có ảnh hưởng nợ công không

Một Thế Giới | 01/10/2014, 00:19

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9.2014 diễn ra ngày 30.9, các thành viên Chính phủ đã nghe và nhất trí về chủ trương đầu tư dự án xây dựng cảng hàng không Quốc tế Long Thành. 

Thủ tướng đã giao cho Bộ GTVT hoàn thiện tờ trình, thừa ủy quyền của Thủ tướng báo cáo Quốc hội xem xét và quyết định.
Thủ tướng cũng yêu cầu trong tờ trình phải nói rõ hơn sự cần thiết của dự án, tại sao không mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hòa mà chủ trương xây dựng sân bay Long Thành? Quy mô, hiệu quả dự án, nguồn vốn cho dự án như thế nào? Có ảnh hưởng đến nợ công hay không...
Trước đó, trong tờ trình gửi lên Thủ tướng Chính phủ xin phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế sân bay Long Thành, Bộ GTVT cho biết cảng này được phân kỳ đầu tư theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 có công suất 25 triệu khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa; giai đoạn 2 nâng cấp lên 50 triệu khách/năm; giai đoạn 3 nâng cấp lên 100 triệu khách/ năm, trở thành cảng hàng không trung chuyển.
Với giai đoạn 1, tổng mức đầu tư khoảng 7,8 tỉ USD (hơn 164.000 tỉ đồng), trong đó chi phí xây dựng và giải phóng mặt bằng hơn 5,618 tỉ USD. Tuy nhiên, xác định việc huy động nguồn vốn lớn cho đầu tư Dự án khó khăn nên Bộ GTVT đã nghiên cứu tính toán phương án phân kỳ cho giai đoạn 1 thành giai đoạn 1a và 1b. 
Giai đoạn 1a sẽ xây dựng 1 đường băng và nhà ga hành khách công suất khoảng 17 triệu khách/năm, giải phóng mặt bằng 2.565,4 ha (dự kiến khởi công năm 2016, khai thác năm 2023) với tổng mức đầu tư của giai đoạn 1a được tính toán là khoảng 5,621 tỉ USD; giai đoạn 1b xây thêm 1 đường băng, hoàn thành đầu tư toàn bộ giai đoạn 1, giải phóng mặt bằng khoảng 5.000ha.
Bộ GTVT cho biết, nguồn vốn đầu tư sẽ theo nguyên tắc nhà nước chỉ đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn như: Khu bay, giải phóng mặt bằng, hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc... huy động từ ngân sách, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA với giá trị dự kiến khoảng hơn 2,713 tỉ USD. 
Các hạng mục thành phần dịch vụ khác có khả năng thu hồi vốn đầu tư như ga hành khách, ga hàng hóa, sân đỗ ô tô, khu sử chữa bảo dưỡng máy bay, hệ thống cung cấp nhiên liệu, chế biến thức ăn và các công trình thương mại khác... sẽ khuyến khích tư nhân đầu tư với giá trị dự kiến khoảng 2,907 tỉ USD.
Duyên Duyên
Bài liên quan
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IP

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng yêu cầu làm rõ xây sân bay Long Thành có ảnh hưởng nợ công không