Chiều 27.7, Nghị quyết cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã được Quốc hội thông qua với kết quả 479/479 số đại biểu tán thành. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình Quốc hội danh sách thành viên Chính phủ nhiệm kỳ tới.

Thủ tướng trình danh sách thành viên Chính phủ

Trí Lâm | 27/07/2016, 15:08

Chiều 27.7, Nghị quyết cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã được Quốc hội thông qua với kết quả 479/479 số đại biểu tán thành. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình Quốc hội danh sách thành viên Chính phủ nhiệm kỳ tới.

Chiều nay, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017 với kết quả 473/481 đại biếu tán thành.

Sau đó, các đại biểu cũng báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ. Việc biểu quyết Nghị quyết cơ cấu thành viên Chính phủ cũng được tiến hành ngay sau đó với kết quả 479/479 số đại biểu tán thành. Thủ tướng đã trình danh sách bổ nhiệm thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 như sau:

Có 5 Phó thủ tướng gồm:

1. Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình

2. Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ

3. Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng

4. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh

5. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

17 nhân sự được giới thiệu vào ghế Bộ trưởng gồm:

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch

2. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân

4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long

5. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

6. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh

7. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa

8. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà

9. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà

10. Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn

11. Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung

12. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện

13. Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Chu Ngọc Anh

14. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ

15. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến

16. Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu

17. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

18. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng

Cơ cấu Chính phủ giữ nguyên số lượng 27 người, trong đó có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng tiếp tục tại vị.

Trong Chính phủ mới, học vị tiến sĩ chiếm đa số với 13 người, 9 người là thạc sĩ, 5 người là cử nhân/kỹ sư.17 người tốt nghiệp các ngành Kinh tế trong khi 6 người học Luật, Chính trị, Ngoại giao, 2 người có chuyên môn An ninh Quốc phòng, 2 người thuộc chuyên ngành Vật lý, Y khoa.

Nhân sự Chính phủ lần này chỉ có Bộ trưởng Y tế không phải Ủy viên Trung ương và bà cũng là thành viên nữ duy nhất.

Theo tờ trình của Thủ tướng, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV giữ nguyên cơ cấu, số lượng như Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, có 27 thành viên gồm: Thủ tướng Chính phủ, 5 Phó thủ tướng Chính phủ; trong đó có 1 Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và 21 bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Có 17 bộ trưởng cho các bộ sau: Quốc phòng, Công an, Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế. Bốn thủ trưởng cơ quan ngang bộ gồm: Bộ trưởng-Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Có một số ý kiến đề nghị nên có 1 Phó thủ tướng phụ trách nông nghiệp, biển đảo; về lâu dài nên có thành viên Chính phủ đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao khi Phó Thủ tướng không kiêm nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao nữa….

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu và trình các cơ quan có thẩm quyền.

Theo Thủ tướng, việc phân công 5 Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi chỉ đạo 5 nhóm lĩnh vực như dự kiến trong Tờ trình của Thủ tướng Chính phủ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành có sự chuyên sâu, tạo điều kiện để Chính phủ vừa tập trung vào các vấn đề mang tính chiến lược, vừa ứng phó kịp thời với những tình huống công việc đột xuất phát sinh trong điều hành kinh tế-xã hội trên các lĩnh vực.

Việc phân công một Phó thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi chỉ đạo đối với công tác đối ngoại, đồng thời kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao như những nhiệm kỳ qua cho thấy sự hợp lý và hiệu quả, phù hợp với pháp luật và yêu cầu quản lý, bảo đảm tương quan trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta ngày càng mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế.

Một số ý kiến đề nghị Chính phủ đổi mới lề lối làm việc, cơ cấu tổ chức, cải cách hành chính…, Thủ tướng Chính phủ cũng xin tiếp thu và khắc phục.

Trí Lâm
Bài liên quan
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng trình danh sách thành viên Chính phủ