Đưa ý kiến tổng kết tại Hội nghị toàn quốc năm học 2020-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết sẽ có giải pháp phù hợp sớm tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sớm có giải pháp tiêm vắc xin cho trẻ em đến trường

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 28/08/2021, 17:33

Đưa ý kiến tổng kết tại Hội nghị toàn quốc năm học 2020-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết sẽ có giải pháp phù hợp sớm tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Thủ tướng đồng ý kiến nghị tiêm vắc xin sớm cho trẻ em

Thủ tướng cho biết hiện nay chính phủ đang triển khai việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD-ĐT tiến hành tiêm vắc xin cho trẻ em ở độ tuổi từ 12 tuổi trở lên để các em sớm trở lại trường. Bộ Y tế căn cứ vào khoa học, quy định của độ tuổi tiêm các loại vắc xin để tính toán phân đủ, có kế hoạch tiêm phù hợp. Ví dụ loại vắc xin nào được nhiều nước sử dụng để tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên thì trong thời gian tới, khi nhập khẩu vắc xin về thì sẽ dành loại đó để tiêm cho trẻ em. Các trẻ em từ 12 tuổi trở lên có thể trở lại trường học bình thường nếu được tiêm vắc xin sớm. Với trẻ dưới 12 tuổi, các quốc gia đang nghiên cứu vắc xin và thuốc chữa bệnh, chúng ta sớm tiếp cận và thúc đẩy nghiên cứu trong nước để có thể trong thời gian tới có loại vắc xin phòng chống dịch cho các em.

“Bộ GD-ĐT tính toán nhu cầu từng lứa tuổi, phối hợp với Bộ Y tế để có thể tiêm sớm nhất cho học sinh. Học sinh được tiêm đủ 2 mũi vắc xin có thể cho đi học bình thường, kèm các biện pháp chống dịch khác như một số nước hiện nay đang làm. Chúng ta làm tất cả những gì có thể làm được để học sinh được tiêm vắc xin sớm nhất”, Thủ tướng chỉ đạo.

yen(1).jpg
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn trường học gắn với tiêm vắc xin cho trẻ em

Với việc tiêm vắc xin cho các học sinh, Thủ tướng yêu cầu cần bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất và tuân thủ các biện pháp chống dịch khác, để học sinh trở lại trường bình thường, an toàn.

Còn các địa phương không có dịch, vùng xanh thì chủ động phương án quay lại trường học cho học sinh và có biện pháp kiểm soát, sàng lọc, bảo đảm an toàn cùng biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan.

Miễn, giảm học phí cho học sinh, không để học sinh thiệt thòi vì dịch bệnh

Đối với địa phương đang diễn biến phức tạp, giải pháp trước mắt là học sinh vẫn phải học trực tuyến. Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn cụ thể, có chương trình dạy và học phù hợp. Lãnh đạo địa phương cần hết sức lưu tâm dành các nguồn lực để hỗ trợ, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau. Học sinh học trực tuyến trong thời gian dài, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, kiến thức. Vì vậy, khi quay trở lại trường học bình thường, Thủ tướng đề nghị các thầy cô giáo quan tâm để bảo đảm học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Với học sinh đang học trực tuyến, trường lớp, thầy cô cần có những chương trình vừa học, vừa chơi để trẻ hứng thú với việc học, giảm căng thẳng và chấp hành giãn cách xã hội. Các trường cũng xem xét bố trí giáo viên tâm lý học, hướng dẫn qua đường dây nóng, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em. Nghiên cứu đưa hướng dẫn chống dịch vào trong nhà trường cho phù hợp.

yen-2.jpg
Thủ tướng cho biết các học sinh sẽ được hỗ trợ tối đa trong thời kỳ dịch bệnh

Nói về việc miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch, Thủ tướng yêu cầu cần triển khai chính sách miễn giảm học phí, không để học sinh, sinh viên vì khó khăn mà không thể đến trường. Nhiều giáo viên bị ảnh hưởng do nhà trường đóng cửa, nhất là giáo viên trong hệ thống trường ngoài công lập, cần được quan tâm hơn nữa. Hiện chính sách hỗ trợ qua Nghị quyết 86 của Chính phủ đang được triển khai. Các bộ ngành, như Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu có chính sách hỗ trợ thêm cho giáo viên, học sinh ở một số trường hợp đặc thù.

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15.10. Nghị định nêu rõ khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền công bố, thì tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng.

Thủ tướng cũng cho rằng, trong đại dịch, nhiều gia đình không có thu nhập nên ảnh hưởng đến bữa ăn, đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt ở độ tuổi đang phát triển, cần có chính sách hỗ trợ các trường bổ sung dinh dưỡng bữa ăn bán trú; hoặc hỗ trợ thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để trẻ phát triển tốt hơn. Các tỉnh thành phố rà soát, kiểm tra lại các hệ thống trường bán trú dân nuôi để nghiên cứu thấu đáo, khoa học để phát triển hệ thống trường này phù hợp ở địa phương.

Bài liên quan
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sớm có giải pháp tiêm vắc xin cho trẻ em đến trường