Thủ tướng Benjamin Netanyahu cuối tuần qua tuyên bố sẽ sáp nhập các khu định cư Israel ở Bờ Tây nếu nắm quyền thêm 1 nhiệm kỳ - một cam kết trước thềm bầu cử nhận phải phản ứng mạnh mẽ.

Thủ tướng Israel tuyên bố sáp nhập khu định cư Bờ Tây nếu tái đắc cử

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 08/04/2019, 14:09

Thủ tướng Benjamin Netanyahu cuối tuần qua tuyên bố sẽ sáp nhập các khu định cư Israel ở Bờ Tây nếu nắm quyền thêm 1 nhiệm kỳ - một cam kết trước thềm bầu cử nhận phải phản ứng mạnh mẽ.

Phỏng vấn Thủ tướng Israel đương nhiệm, kênh Channel 12 News đặt câu hỏi hỏi về việc mở rộng chủ quyền đối với các khu định cư Bờ Tây như đã làm với Đông Jerusalem lẫn Cao nguyên Golan (cộng đồng quốc tế không công nhận).

Theo ông Netanyahu: “Chúng tôi đang bàn bạc vấn đề này. Bạn muốn biết liệu chúng tôi có chuyển sang giai đoạn tiếp theo hay không: câu trả lời là có. Tôi sẽ mở rộng chủ quyền (Israel) và không phân khu định cư hay khu biệt lập”.

Dù thống lĩnh chính trường Israel trong thời gian dài, nhưng ông Netanyahu nay vướng phải hàng loạt cáo buộc tham nhũng. Ông hiện phải đấu tranh cho sự nghiệp chính trị bản thân trước nhân vật theo xu hướng ôn hòa Benny Gantz.

Thủ tướng Netanyahu mô tả đối thủ Gantz là chính trị gia cánh tả yếu ớt, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Israel vì nhượng lãnh thổ cho người Palestine.

Bên cạnh tướng Gantz thì ông còn phải cạnh tranh với nhiều ứng viên cánh hữu vốn cũng ủng hộ sáp nhập Bờ Tây. Tuyên bố nêu trên có thể giúp Thủ tướng Netanyahu thu hút đối tượng cử tri cứng rắn phản đối chuyện nhượng đất.

Sau Đông Jerusalem và Cao nguyên Golan, nay Thủ tướng Israel tỏ ý muốn sáp nhập Bờ Tây (West Bank) - Ảnh: University of Texas

Phía Palestine lập tức bày tỏ thái độ. Saeb Erekat - trợ lý thân cận Tổng thống Mahmoud Abbas - chỉ trích: “Israel rồi sẽ tiếp tục vi phạm luật pháp quốc tế một cách trơ trẽn vì hưởng miễn trừ trừng phạt từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt nhờ đến sự hỗ trợ từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump”.

Tại Gaza, tổ chức Hamas kêu gọi chính quyền Abbas ngừng hợp tác an ninh cùng Israel tại Bờ Tây đồng thời khẳng định họ quyết không để cho ước mơ sáp nhập của ông Netanyahu thành hiện thực.

Anh, Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng phản đối. Hai quốc gia nhấn mạnh ý định sáp nhập làm suy yếu giải pháp hai nhà nước.

Định cư là một trong những vấn đề khó khăn trong đàm phán hòa bình Israel-Palestine (đóng băng kể từ năm 2014). Trải qua nhiều thập kỷ, hiện có hơn 400.000 người Israel sống ở Bờ Tây cùng khoảng 2,9 triệu người Palestine.

Palestine lẫn nhiều quốc gia khác xem các khu định cư là bất hợp pháp vì bộ Công ước Geneva cấm định cư trên vùng đất bị chiếm trong chiến tranh. Israel phản bác bằng cách viện dẫn nhu cầu an ninh và liên hệ tôn giáo, lịch sử, chính trị với vùng đất này.

Người Palestine muốn thành lập một nhà nước ở Bờ Tây, Đông Jerusalem và Dải Gaza - tất cả lãnh thổ mà Israel chiếm vào năm 1967. Israel đã sáp nhập Đông Jerusalem, rút khỏi Gaza, đồng thời vẫn duy trì quân đội chiếm đóng Bờ Tây.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu dùng Bờ Tây hòng tìm kiếm nhiệm kỳ cầm quyền thứ 5 - Ảnh: AP

Thủ tướng Netanyahu tỏ ý sáp nhập Bờ Tây sau khi Tổng thống Trump đảo ngược chính sách bấy lâu nay của Mỹ với những khu vực gây tranh cãi nói trên.

Tháng 3 trước, nhà lãnh đạo Washington công nhận Cao nguyên Golan thuộc về Israel (lãnh thổ Israel chiếm của Syria). Tổng thống Trump năm ngoái công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, rồi chuyển Đại sứ quán Mỹ về đây.

Theo hãng tin Reuters, những gì ông Trump thực hiện dường như đã thúc đẩy Thủ tướng Netanyahu (về chuyện sáp nhập các vùng lãnh thổ khác). Phía Palestine nay tẩy chay chính quyền Washington.

Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận tuyên bố của Thủ tướng Netanyahu.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
ICC phát lệnh bắt ông Netanyahu, Israel phản ứng mạnh
Ngày 21.11, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh bắt Thủ tướng Benjamin Netanyahu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant của Israel cùng chỉ huy cánh vũ trang Hamas Mohammed Deif vì vi phạm tội ác chiến tranh trong xung đột ở Dải Gaza.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Israel tuyên bố sáp nhập khu định cư Bờ Tây nếu tái đắc cử