Thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn tình trạng gây phiền hà cho người bệnh, thậm chí phát sinh tiêu cực xin cho, giữ bệnh nhân lại… gây bức xúc.
Theo dòng thời sự

Thủ tục chuyển tuyến còn phát sinh tiêu cực, gây phiền hà cho người bệnh

Lam Thanh 06/12/2023 19:20

Thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn tình trạng gây phiền hà cho người bệnh, thậm chí phát sinh tiêu cực xin cho, giữ bệnh nhân lại… gây bức xúc.

Thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng

Thời gian qua, tình trạng thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng đang diễn ra trên cả nước. Có thông tin cho rằng Bộ Tài chính chậm trình ngân sách để mua vắc xin và có vướng mắc về đấu thầu. Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 6.12, báo chí đề nghị Bộ Y tế làm rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng này.

Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, chương trình Tiêm chủng mở rộng do Nhà nước chi trả toàn bộ được triển khai trên toàn quốc từ năm 1985, nhằm cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Tuy nhiên, theo bà Hương, năm 2023, thực hiện Luật Ngân sách, các địa phương chủ động thực hiện các thủ tục mua sắm vắc xin từ ngân sách của địa phương. Sau khi thực hiện Luật Ngân sách, rất nhiều địa phương đã báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

“Trước yêu cầu thực tiễn, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính và bộ ngành liên quan báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 10.7.2023, Quyết định số 931/QĐ-TTg ngày 5.8.2023 giao kinh phí để Bộ Y tế thực hiện mua tập trung các loại vắc xin”, bà Hương nói.

vc.jpeg
Thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng

Theo đó, đối với vắc xin có khả năng sản xuất trong nước (10 loại vắc xin), Bộ Y tế đã rà soát các quy định của pháp luật và thực hiện mua theo hình thức đặt hàng.

Đến nay, Bộ Y tế đã gửi Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt phương án giá tối đa. Trên cơ sở đó Bộ Y tế sẽ phê duyệt phương án giá cụ thể (dự kiến hoàn thành trong tháng 12.2023). Bộ cũng giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ký hợp đồng với các đơn vị sản xuất vắc xin để tiếp nhận và thực hiện phân bổ ngay cho các địa phương.

Đối với vắc xin 5 trong 1 phải nhập khẩu, bà Liên cho hay Bộ Y tế đã giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện mua sắm theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước theo quy định của Luật Đấu thầu.

Cũng theo đại diện Bộ Y tế, trong quá trình chờ hoàn tất các thủ tục mua sắm, Bộ Y tế cũng đã chủ động tìm nguồn viện trợ, tài trợ vắc xin từ các tổ chức quốc tế, trong nước cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Cuối tháng 8.2023, được sự viện trợ, tài trợ từ WHO, UNICEF và các tổ chức khác, Bộ Y tế đã tiếp nhận 258.000 liều vắc xin 5 trong 1.

Bộ Y tế (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) đã phân bổ số vắc xin này và đã hướng dẫn địa phương thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ trong tiêm chủng mở rộng trong tháng 9, 10.2023.

Ngoài ra, Chính phủ Australia sẽ viện trợ cho Việt Nam 490.600 liều vắc xin 5 trong 1. Dự kiến vắc xin sẽ về Việt Nam trong tháng 12.2023.

Bà Hương cũng cho hay Bộ Y tế đã và đang chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện việc lập kế hoạch cung ứng vắc xin trong năm 2024 kịp thời đảm bảo nguồn cung vắc xin; chỉ đạo các địa phương chủ động trong giám sát, phát hiện dịch, đáp ứng và triển khai các biện pháp về tiêm chủng vắc xin cho đối tượng nguy cơ cao tại ổ dịch để khoanh vùng, không để dịch bệnh lây lan.

huong.jpeg
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương

Để giải quyết căn cơ, lâu dài Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan sửa đổi Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1.7.2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng, trong đó cho phép bố trí ngân sách Trung ương để đảm báo kinh phí mua vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng.

Thủ tục chuyển tuyến còn gây phiền hà cho người bệnh

Liên quan đến vấn đề chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, sau 15 năm ban hành Luật Bảo hiểm y tế, chúng ta đã đạt được những kết quả rất quan trọng.

Để đạt được kết quả này, theo bà Hương, một trong những yếu tố quan trọng là việc tổ chức đăng ký khám bệnh chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh, quy định phân tuyến chuyên môn, chuyển tuyến và giấy chuyển tuyến có ý nghĩa quan trọng.

Tuy nhiên, theo bà Hương, trong quá trình thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc bất cập như quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu còn nặng về hành chính; thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn có tình trạng gây phiền hà cho người bệnh, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực xin cho, giữ bệnh nhân lại… gây bức xúc trong dư luận.

ct.jpeg
Thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn có tình trạng gây phiền hà cho người bệnh

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, từ ngày 1.1.2016 việc thực hiện thông tuyến khám chữa bệnh giữa trạm y tế tuyến xã với phòng khám đa khoa của bệnh viện tuyến huyện; từ 1.1.2021 việc thông tuyến tỉnh trên toàn quốc đối với khám chữa bệnh nội trú cũng tạo một số vướng mắc liên quan đến tuyến, vượt tuyến, chuyển tuyến, gây ra tình trạng quá tải trở lại ở tuyến trên và giảm tỷ lệ khám chữa bệnh ở y tế cơ sở.

Để đảm bảo chất lượng phục vụ người bệnh cao nhất, Bộ Y tế đã và đang tăng cường chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi chi trả BHYT cho tuyến dưới; áp dụng hình thức giấy chuyển tuyến điện tử để việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh chóng; lập hồ sơ quản lý sức khỏe người dân và mở rộng mô hình bác sĩ y học gia đình; nâng cao chất lượng y tế cơ sở.

Ngoài ra, tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc BHYT cho tuyến xã đối với một số bệnh mãn tính; cải thiện quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn một năm cho một số bệnh mãn tính; cân đối cải cách các quy định chuyển tuyến.

Giải pháp tiếp theo là tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động về chỉ đạo tuyến, bệnh viện vệ tinh, luân phiên luân chuyển cán bộ, đào tạo chuyển giao kĩ thuật để tăng cường năng lực và trình độ chuyên môn của tuyến dưới, đảm bảo thực hiện tốt các kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn kĩ thuật; tăng cường hoạt động nâng cao chất lượng bệnh viện.

Ngoài ra, đẩy mạnh hoạt động quản lý chất lượng xét nghiệm và xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá kiểm định chất lượng lâm sàng giúp nâng cao chất lượng chuyên môn, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí cũng như là thời gian của người bệnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tục chuyển tuyến còn phát sinh tiêu cực, gây phiền hà cho người bệnh