Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 đang chứng kiến một thực trạng gần như chưa từng có khi điểm chuẩn các trường cao đẳng, đại học sư phạm thấp ở mức 9, 10 và 12,75 (điểm quy chuẩn bằng mức sàn 15,5).

Thu nhập thấp, khó xin việc nên học sinh không chọn sư phạm

Hải Yến | 16/08/2017, 17:40

Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 đang chứng kiến một thực trạng gần như chưa từng có khi điểm chuẩn các trường cao đẳng, đại học sư phạm thấp ở mức 9, 10 và 12,75 (điểm quy chuẩn bằng mức sàn 15,5).

Chính điều này đã khiến nhiều người không khỏi lo lắng cho chất lượng đội ngũ giáo viên tương lai và những thế hệ học trò của các thầy cô này. Thậm chí, nhiều chuyên gia giáo dục nhận định rằng với đề thi dễ như năm nay thìcác học sinh đạt 15 điểm vẫnkhông đủ trình độ để học đại học chứ đừng nói là đỗ vào các trường sư phạm trên cả nước.

Chia sẻ với phóng viên, thầy Trần Trung Hiếu - giáo viênmôn Lịch sửtại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu(Nghệ An) nói: "Kết quả của kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được các trường ĐH, CĐ lấy để xét tuyển đã bộc lộ sự bất thường và tạo ra hai thái cực “đỉnh” và “đáy”.

Ở thái cực “đỉnh” là các trường quân đội, công an, y dược vớimức điểm 29, 30 vẫn chưa đỗ. Ở thái cực “đáy” làcác trường sư phạm chỉ lấy 9, 10 điểm, có trường cao hơn là 15 điểm.

Có thể nhận thấy những em học giỏi thườngkhông chọn trường sư phạm. Điều này phải chăng là do các emkhông tin tưởng vào chế độ đãi ngộ của ngành?

Trong khi đó, các ngành khác lấy điểm cao chót vót thì rất nhiềuhọc sinh nộp hồ sơ. Nhìn vào thực trạng hiện nay, nếu ngành sư phạm vẫn tuyển sinh bằng mọi cách, lấy các thí sinh chỉ từ 9 - 15 điểm thì thử hỏilàm sao các thí sinh đó đáp ứng được kiến thức tích hợp liên môn ở chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD-ĐT mới ban hành?".

Trước vấn đề siết chặt nguồn tuyển sinh vào các trường sư phạm, GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm cho rằng, mặc dù Bộ GD-ĐT đã bỏ điểm sàn hệ CĐ nhưng để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sinh đầu vào, các trường ĐH sư phạm phải lấy điểm chuẩn trên mức điểm sàn. Luật Giáo dục ĐH đã cho phép các trường được tự chủ trong tuyển sinh. Tuy nhiên, vì chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai và vì uy tín đào tạo, các trường ĐH sư phạm cần phải cân nhắc kỹ khi lấy thí sinh dưới mức điểm sàn.

Đưa ra ý kiến của mình, PGS.TS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, nếucác trường sư phạm từ CĐđến ĐH cứ tuyển sinh bằng mọi giá thì nên chuyển hết các trường CĐ tại các địa phương thành các trường nghề để giải quyết bài toán về lao động, chưa kể giải quyết cả vấn đề việc làm "thừa thầy, thiếu thợ" đang phổ biến ở nước ta.

"Có thể nhận thấy, học sinh không chọn sư phạm vì đơn giản họ không tin tưởng vào ngành giáo dục, họ không tinvào việc đãi ngộ cho các sinh viên khi mới ra trường. Ở tuổi lập nghiệp, xây dựng gia đình (từ 22 đến 27 tuổi), người trẻ cần lo toan cho cuộc sống. Học sinh chọn ngành sư phạm, khi ra trường các em có lương thấp không nuôi nổi bản thân với 2 triệu đồng/tháng, thậm chí không có khả năng xin việcthì đương nhiên sẽ không ai mặn mà", ông Hạc nói.

Theo thống kê mới nhất của Cục Nhà giáo, cả nước còn khoảng 26.000 giáo viên thất nghiệp. Dù tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều nhưng năm 2017, các trường sư phạm trên cả nước vẫn tuyển sinh thêm 52.000 chỉ tiêu mới.

Với thực trạng như thế nên khôngnhiều học sinh đăng ký vào các trường sư phạmdùthực tế vẫn có những học sinh giỏinuôi ước mơ trở thành những thầy cô giáo. Việc những thí sinh “miễn cưỡng” đăng ký vào học ngành sư phạm với mức điểm quá thấp tiên lượng về một sản phẩm giáo dục kém chất lượng trong tương lai khiếndư luận băn khoăn, lo lắng.

Để giải quyết vấn đề mấu chốt này, PGS.TS Phạm Minh Hạc cho rằng trong nhà trường vẫn còn những giáo viên tâm huyết với ngành. "Nhà nước nên khuyến khích phát triển trường tư để tăng số lượng giáo viên làm việc trong trường tư thục hưởng mức lương xứng đáng. Số lượng trường tư hiện nay quá ít, chưa bằng15% số trường công. Việc này nhà nước hay những trường sư phạm địa phương không thể giải quyết đượcmà cần trao cho các trường sư phạm tư nhân để họ có thể phát triển tốt hơn nữa ngành sư phạm hiệnđang ở mức "chạm đáy", ông Hạc nhận định.

Giải thích về vấn đề vì sao điểm đầuvào ở các trường sư phạm thấp đến mức kỷ lục, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), cho rằng điểm chuẩn thấp là một thực tế do nhu cầu người học ít, khó tìm được việc làm sau khi ra trường. Tuy vậy, theo thống kê, số thí sinh nhập học đa phần có điểm cao hơn so với điểm chuẩn nhà trường công bố. Thực trạng thừa giáo viên cục bộ ở một số địa phương được dư luận nhắc đến nhiều trong thời gian qua đã có tác động rất lớn đến việc lựa chọn ngành nghề của thí sinh năm nay. Những lo ngại về việc làm sau khi tốt nghiệp là vấn đề được đặt ra cho mỗi thí sinh trước khi quyết định lựa chọn sư phạm.

Bên cạnh đó, Phụngcũngthừa nhậnchính sách đối với giáo viên hiện nay chưa tốt khiviệc vào biên chế khó khăn, thu nhập thấp, áp lực lớn, nhiều nơi lớp học quá đông nên giáo viên rất vất vả mà không được đãi ngộ xứng đáng. Vì vậy ngành sư phạm khó có thể cạnh tranh với các ngành khác và khó tạo ra động lực cho những người đang có ý định theo đuổi nghề nghiệp.

"Bộ cũng sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu chính sách đãi ngộ đối với giáo viên về thu nhập, khen thưởng. Chỉ khi có chính sách hấp dẫn thìnguồn tuyển sinh mới tăng, trên cơ sở đó sẽ chọn được học sinh giỏi và nâng cao chất lượng đầu vào, chất lượng giáo viên",bà Phụng cho hay.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thu nhập thấp, khó xin việc nên học sinh không chọn sư phạm