Sau hàng loạt sự cố tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Bộ GD-ĐT vừa đưa ra một số biện pháp khắc phục cho kỳ thi năm 2019. Trong đó, quy định giáo viên địa phương không được chấm bài trắc nghiệm.

THPT Quốc gia 2019: Giáo viên địa phương không được chấm bài thi trắc nghiệm

nguyentuyet | 05/11/2018, 11:19

Sau hàng loạt sự cố tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Bộ GD-ĐT vừa đưa ra một số biện pháp khắc phục cho kỳ thi năm 2019. Trong đó, quy định giáo viên địa phương không được chấm bài trắc nghiệm.

Theo đại diện Bộ GD-ĐT, để đảm bảo kỳ thi THPT Quốc gia 2019 được công bằng đối với tất cả các em học sinh tại các tỉnh, thành trên cả nước, Bộ đã đề ra 3 giải pháp cơ bản như sau:

1. Tổ chức ngân hàng đề thi đảm bảo phù hợp, có sự phân hóa, để có thể lựa chọn được những học sinh tốt tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.

2. Khắc phục phần mềm bảo mật cho học sinh trong quá trình chấm thi.

3. Kỹ thuật trong công tác coi thi, chấm thi đảm bảo an toàn, phần trắc nghiệm không phải là giáo viên địa phương chấm.

Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT,trong thời gian tới Bộsẽ tổ chức chấm thi theo cụm với nguyên tắc cán bộ chấm thi không chấm thi cho học sinh tại địa phương củamình.Bên cạnh đó, Bộ sẽ rà soát lại toàn bộ quy trình, quy chế, nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi,xây dựng đề thi THPT quốc gia phù hợp với thời gian làm bài của thí sinh.

Việc lựa chọn nhân sự tham gia các khâu kỳ thi năm tới cũng sẽ rất được coi trọng. Đặc biệt, chỉ chọn lựa người am hiểu công việc, có năng lực, trách nhiệm; tập huấn kỹ càng cho những người tham gia chấm thi; công tác thanh tra, giám sát phải đi vào thực chất và hiệu quả hơn.

Về ý kiến đề xuất chia bài thi THPT Quốc gia làm 2 phần, phần 1 dành cho thí sinh chỉ muốn tốt nghiệp, phần 2 cho học sinh xét tuyển ĐH, ông Trinh cho biết: "Năm 2014, khi thiết kế kỳ thi THPT quốc gia, chúng tôi cũng đã bàn rất kỹ, nếu tổ chức 2 đề thi như vậy sẽ nảy sinh 2 vấn đề bất cập. Một là không phản ánh đầy đủ bản chất của kỳ thi THPT quốc gia. Kỳ thi này không thể 1 + 1 = 2. Ngoài ra, sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức, trong đó dẫn đến việccó cơ hội để học sinh sử dụng phần này để làm phần khác, tạo ra sự không công bằng, gây phức tạp. Do đó, Bộ GD-ĐT phải thiết kế kỳ thi như vừa qua".

Qua sự việc ở kỳ thi năm 2018, Bộ thấy rằng cần hoàn thiện hơn nữa trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là hỗ trợ công tác chấm thi. Ngay cả chấm thi với bài thi tự luận như môn Văn thì công nghệ thông tin cũng hỗ trợ tốt trong việc làm phách bài thi, chấm thi.

Đối với bài thi trắc nghiệm, Bộ sẽ điều chỉnh theo hướng tăng cường tính bảo mật, mã hóa dữ liệu chấm thi. Với giải pháp này cùng với giải pháp về mặt quản lý và quy trình, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chấm thi nói riêng và tổ chức kỳ thi nói chung sẽ hiệu quả hơn.

Ngoài ra, trong nhiều giải pháp thay đổi, để củng cố hơn nữa công tác tổ chức, giám sát cho Kỳ thi THPT Quốc gia 2019, việc tăng cường nhiều hơn nữa vai trò của các trường đại học trong công tác tổ chức, giám sát kỳ thi cũng được Bộ GD-ĐT đặt ra. Theo đó, các trường ĐH không chỉ giám sát, cử cán bộ chấm thi, cắm chốt thanh tra tất cả các điểm thi, hội đồng thi cùng với cán bộ của địa phương, mà còn đóng vai trò lớn trong hội đồng chấm của các cụm.

Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
THPT Quốc gia 2019: Giáo viên địa phương không được chấm bài thi trắc nghiệm