Để học sinh THCS và THPT sử dụng ĐTDĐ trong giờ học với sự cho phép của giáo viên đang là vấn đề gây tranh cãi. Bộ GD-ĐT cho rằng thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Thông tư cho học sinh dùng ĐTDĐ trên lớp: Không kiểm soát được sẽ có hại với các em!

Hải Yến | 18/09/2020, 21:19

Để học sinh THCS và THPT sử dụng ĐTDĐ trong giờ học với sự cho phép của giáo viên đang là vấn đề gây tranh cãi. Bộ GD-ĐT cho rằng thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Mới đây, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư từ ngày 1.11.2020,học sinh cấp THCS, THPT sẽ không còn bị cấm sử dụng ĐTDĐ trên lớp. Nhiều người ủng hộ chuyệnnày, songcũng có những ý kiến lo lắng việc học sinh sẽ khó có thể tự bảo vệ bản thân trước những "cạm bẫy" trên internet khi sử dụng ĐTDĐ. Hệ quả từ việc này hiến nhiều phụ huynh và thầy cô giáo phải giật mình.

Học sinh sử dụng ĐTDĐtrên lớp: Nên hay không?

ĐTDĐđang là một phương tiện phổ biến với nhiều học sinh, đặc biệt các em ở thành phố lớn. Tuy nhiên ngoài việc phục vụ học tập, nhiều học sinh sử dụng ĐTDĐxem những video clip không lành mạnh.

Ngô Hùng Long (Hà Nội, có 2 con, 1 cháu học cấp 3 và 1 cháu học cấp 2) nhận xét: "Tôi thấy hiện nay chưa nêncho các con sử dụng ĐTDDtrong lớp,vì học sinh cấp 2, thậm chí là cấp 3,chưa đủ ý thức bảo vệ bản thân trước những video không lành mạnh. Ngoài vài tiếng dùngĐTDĐtrênlớp trong những tiết học về công nghệ thông tin,đa sốhọc sinh sẽ dùng choviệc cá nhân. Thậm chí đến giờ ra chơi, các học sinh sẽ không tham gia vui chơi cùng bạn bè nữa mà chỉ có chăm chú nghe nhạc, chơi game, xem video hay xem tin tức. Việc không dùngĐTDĐtrên lớp sẽ giúp các em tập trung vào việc học và có thể nói chuyện với bạn bè, tham gia các hoạt động thể chất tốt hơn trong giờ ra chơi".

Đồng quan điểm với anh Long, chị Nguyễn Thanh Nga (trường THPT Nguyễn Tất Thành, Thanh Hóa) cho biết: "Việc chưa đồng bộ toàn bộ cơ sở vật chất công nghệ thông tin mà đã cho học sinh dùng ĐTDĐ dễ khiến các em lợi dụng việc học để làm chuyệncá nhân, xem phim, lơ là trao đổi học tập ngay tại trường hoặc ở nhà. Chưa kể nhiều gia đình có 2-3 con đi học sẽ khó có thể mua nhiều ĐTDĐđể các em họctheo chương trình nếu thầy cô giáo yêu cầu. Theo tôi, việc cho học sinh sử dụng ĐTDĐkhi đang học cấp 2, cấp 3 vẫn đang còn quá sớm với các em.Bộ GD-ĐT không nên quá vội vàng áp dụng ngay nếu chưa có những quy định cụ thể. Dù thời đại công nghệ, học sinh được tiếp cận với internet sớm nhưng việctự do dùngĐTDĐthì sẽ khó để phụ huynh kiểm soát".

Việc nên cho học sinh sử dụng ĐTDĐ trên lớp hay không là vấn đề gây tranh cãi, chưa có hồi kết. Chỉ biết rằng, hiện nay các trường học quy định họcsinh không được sử dụng ĐTDĐthì các em cũngdùnglén.

PGS.TS Trần Thanh Nam - Chuyên gia tâm lý giáo dục, Chủ nhiệm khoa Giáo dục, Trường đại họcGiáo dục, Đại họcQuốc gia Hà Nội

Cho học sinh sử dụng ĐTDĐtrong tầm kiểm soát

Lý giải vềthông tư cho phép học sinh sử dụng ĐTDĐ trong giờ học, ông Sái Công Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho rằng thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tuy nhiên, học sinh chỉ được sử dụng ĐTDĐtrong giờ học để phục vụ học tập và được sự đồng ý của giáo viên giảng dạy.

Việc điều chỉnh này xuất phát từ thực tế có các tình huống học sinh cần dùngnhững tính năng của smartphone để ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện yêu cầu học tập, tìm kiếm tài liệu tham khảo ngay trong giờ học.

Về Thông tư số 32/2020 cho học sinh sử dụng ĐTDĐ phục vụ việc học và được giáo viên cho phép,PGS.TS Trần Thanh Nam (chuyên gia tâm lý giáo dục, Chủ nhiệm Khoa Giáo dục, Trường đại họcGiáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) nói học trênsmartphone là xu thế không thể đảo ngược. Ở các nước khác, khi sử dụng thiết bị di động phục vụviệc học thì đều có các hệ thống phần mềm để học sinh kết nối vào.

"Khi học sinh đăng nhậpthì thầy cô giáo đều biết và thay cho hình thức điểm danh. Kể cả khi học sinh có mở các chương trình khác không phải đang học thì thầy cô giáo đều biết vì hiện lên trên phần mềm của họ. Việc cho học sinh sử dụng ĐTDĐ trong học tập phải đi kèm với sự đồng bộ hóa để chính thầy cô có thể quản lý được học trò của mình. Việc ban hành thông tư là làm cho tương lai chứ không phải vội vàng áp dụng luôn. Chúng ta phải quản lý hệ thống tri thức số hóa cho học sinh, để học sinh tiếp xúc với công nghệ một cách thành thục hơn. Nếu chúng ta làm không tốt, không quản lý được thì sẽ ảnh hưởng tới việc học củahọc sinh. Điều kiện triển khai phải được đáp ứng, ví dụ về tập huấn giáo viên quản lý được học sinh làm gì trong giờ học, phải hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng mạng internet một cách an toàn hơn", PGS.TS Trần Thanh Nam chia sẻ.

PGS.TS Trần Thành Nam cũng nói thêm rằng,sắp tới xu hướng học thực tế ảo thông qua các thiết bị di động sẽ lên ngôi. Các học sinh có thể dùngĐTDĐ chiếu vào các cuốn vở và sẽ hiện lên các nguyên tử cần học cho các mônnhư Hóa, Vật lý, Địa lý... Nếu chiếu lên các cuốn vở thìsẽ hiện lên cả quá trình thí nghiệm và các thầy cô quản lý học sinh qua các ứng dụng. Về việc học thông qua các thiết bị điện tử, Bộ GD-ĐT cần chú ý đến sự chuẩn bị của các giáo viên, học sinh thuộc các vùng miền và không thể làm đồng bộ giữa các thành phố lớn với các tỉnh thành khó khăn. Vì thế cần có sự thử nghiệm trước tại các thành phố lớn để đạt được hiệu quả và cùng lúc phải đẩy mạnh chương trình giáo dục mạng cho học sinh để các em tự bảo vệ mình trước các thông tin xấu.

Nhiềuý kiến cho rằng việc cấmĐTDĐ không phải là cách làm hay, vấn đề là sử dụng và kiểm tra như thế nào. Khi hỏi sử dụng ĐTDĐ để làm gì, nhiều học sinh trả lời là để bố mẹ tiện liên lạc, trao đổi học tậphay quản lý việc học, sinh hoạt của bản thân. Songthực tế, hầu hết học sinh dùng ĐTDĐ chơi game, xem phim, nghe nhạc. Những việc đó chiếm thời gian khá nhiều so vớitìm tài liệu trên mạng hay để hỏi han bài vở với bạn bè.

Công tác quản lý và kiểm soát học sinh dùng ĐTDĐhiện nay vô cùng cần thiết, vì nếu không quản lý chặt đôi khi sẽ có tác động tiêu cực tới hành vi, nhận thức của các em. Cha mẹ, thầy cô cần có sự quan tâm đúng mức tới con em mình. Việc học sinh có dùng ĐTDĐvào việc cá nhân không thìhình thức kỷ luật, thu máy hay cấm các em cũng không giải quyết được tận gốc vấn đề. Điều quan trọng nhất là phải xây dựng trong các em ý thức dùngĐTDĐ sao cho hợp lý.

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến về việc cho phép học sinh được dùng điện thoại nếu giáo viên cho phép

Bài, ảnh: Dạ Thảo
Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thông tư cho học sinh dùng ĐTDĐ trên lớp: Không kiểm soát được sẽ có hại với các em!