Chiều 20.11, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi với 90,43% số đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó tỷ lệ tán thành là 88,8%.

Thông qua Luật các TCTD, có thể cho phá sản ngân hàng

20/11/2017, 16:51

Chiều 20.11, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi với 90,43% số đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó tỷ lệ tán thành là 88,8%.

Quốc hội chính thức thông qua Luật các TCTD với tỷ lệ tán thành 88,8% - Ảnh VNF

Theo dự thảo luật đã được thông qua, 5 phương án để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bao gồm: Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc và Phương án phá sản.

Về phương án phá sản, theo nội dung Luật sửa đổi, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trình Ngân hàng Nhà nước xem xét.

Trường hợp xây dựng phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực hiện.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phá sản, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án, trình Chính phủ phê duyệt phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Phương án phá sản bao gồm: Đánh giá thực trạng và quá trình xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quyết định chủ trương phá sản; đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng; phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân; lộ trình thực hiện và trách nhiệm triển khai phương án phá sản.

Về tổ chức thực hiện phương án phá sản, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung tại phương án phá sản đã được phê duyệt, bao gồm cả việc yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án phá sản.

Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của người tham gia cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt (gồm cả cán bộ, công chức và người của TCTD). Ngoài ra, một số ý kiến không đồng tình về quy định việc miễn trách nhiệm hoặc quy định trách nhiệm người tham gia cơ cấu lại TCTD vì đã có quy định tại các luật khác như Bộ luật Hình sự, Luật Cán bộ, công chức…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, không quy định việc miễn trách nhiệm hoặc quy định trách nhiệm người tham gia cơ cấu lại TCTD vì đã có quy định tại các luật khác có liên quan để tránh xung đột pháp lý khi xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức và các trách nhiệm dân sự, hình sự khác.

Hoài Phong

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thông qua Luật các TCTD, có thể cho phá sản ngân hàng