Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, mặt bằng lãi suất hiện nay đã giảm mạnh, chỉ bằng 40% lãi suất cuối năm 2011. Nếu so sánh số liệu với một số nước trong khu vực, mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức tương đối hợp lý với tương quan kinh tế vĩ mô.

Thống đốc NHNN: Lãi suất hiện nay tương đối hợp lý

Phan Diệu | 18/05/2017, 16:45

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, mặt bằng lãi suất hiện nay đã giảm mạnh, chỉ bằng 40% lãi suất cuối năm 2011. Nếu so sánh số liệu với một số nước trong khu vực, mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức tương đối hợp lý với tương quan kinh tế vĩ mô.

Sức ép từ chênh lệch kỳ hạn

Tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra ngày 17.5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, hiện naytỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm khoảng 53% tổng dư nợ tín dụng. Trong khi đó, nguồn vốn huy động trung dài hạn toàn hệ thống tổ chức tín dụng chỉ chiếm khoảng 15%. Điều này đang tạo sức ép và rủi ro chênh lệch kỳ hạn cho hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, để tạo nguồn vốn đầu tư, NHNN vẫn đang cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng tối đa 50% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

"Lẽ ra vốn đầu tư trung dài hạn của doanh nghiệp phải được huy động từ thịtrường vốn, thị trường chứng khoán; nhưng do các thị trường này chưa phát triển, vốn cung ứng cho nền kinh tế vẫn chủ yếu thực hiện qua hệ thống ngân hàng”, ông Hưng nói.

Theo Thống đốc NHNN, nhu cầu vốn của doanh nghiệp hiện còn rất lớn. Mặc dù ngành ngân hàng đã rất tích cực huy động vốn để đảm bảo đáp ứng cho nền kinh tế, song một phần lớn nguồn lực vẫn còn chưa được khơi thông và đang nằm ở các khoản nợ xấu, các tài sản bảo đảm chưa được xử lý.

NHNN cũng đang trình Chính phủ, Quốc hội để sớm có nghị quyết về xử lý nợ xấu, giải phóng các khoản nợ xấu này nhằm tái tạo nguồn vốn lớn để mở rộng cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nợ xấu đã được xử lý tiếp cận các khoản vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh.

Lãi suất cho vay vẫn hợp lý

Nói về việc điều hành lãi suất và mong muốn đề nghị hạ lãi suất tín dụng của doanh nghiệp, ông Hưng nói rằng từ năm 2016, trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát có xu hướng tăng, cầu vốn tín dụng và phát hành trái phiếu Chính phủ tiếp tục ở mức cao, tiến độ giải ngân vốn đầu tư còn thấp tạo áp lực đến cầu vốn tín dụng; NHNN kiên trì điều hành các giải pháp phù hợp để giữ ổn định mặt bằng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay. Qua đó, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

"Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay diễn biến ổn định từ năm 2016 đến nay, đặc biệt làtừ cuối tháng 9.2016, khi một số tổ chức tín dụng đã giảm 0,3-0,5%/năm lãi suất huy động, giảm 0,5-1%/năm lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Như vậy, mặt bằng lãi suất hiện nay đã giảm mạnh, chỉ bằng 40% lãi suất cuối năm 2011, phù hợp với mục tiêu điều hành, diễn biến tiền tệ và lạm phát;đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của người gửi tiền, tổ chức tín dụng và khách hàng vay”, ông Hưngnhận định.

Thống đốc NHNN cũng cho biết, một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc có lãi suất cho vay thấp là vì lạm phát của họ được kiềm chế ở mức thấp, kinh tế vĩ mô ổn định. Thứ hai là do khả năng dự báo và hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cao. Thứ ba là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội của tất cả các khu vực kinh tế đều ở mức cao.

Đơn cử như kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định nhưng các cân đối lớn của nền kinh tế chưa thực sự bền vững, kỳ vọng lạm phát còn cao và dễ biến động, xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn. Thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu chưa phát triển đồng bộ dẫn tới nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như vốn đầu tư cho phát triển kinh tế phụ thuộc lớn vào hệ thống ngân hàng...

"Các yếu tố này đã ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, so sánh số liệu với một số nước trong khu vực như Myanmar cólãi suất cho vay ở mức 13%/năm, Indonesia là 11,9%/năm, Thái Lan là 6,3%/năm, Singapore là 5,4%/năm thì mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của Việt Nam hiện nay khoảng 6-11%/năm, lãi suất cho vay bằng ngoại tệ trong khoảng 3-4%, vẫn ở mức tương đối hợp lý với tương quan kinh tế vĩ mô”.

Lãnh đạo NHNN cũng nói rằng Quốc hội đã chỉ đạo giao ngành ngân hàng phấn đấu đến năm 2020 giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4.

Do đó, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành lãi suất ổn định, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Đồng thời, cơ quan này sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Đặc biệt, NHNN sẽ quan tâm đến lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ cao, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thống đốc NHNN: Lãi suất hiện nay tương đối hợp lý