Trước tình trạng giá thịt heo tăng từng ngày, các tỉnh thành như TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai… đồng loạt đưa ra các giải pháp để bình ổn thị trường, điều tiết giá từ nay đến Tết Nguyên đán.

Thịt heo tăng quá cao, hàng loạt địa phương gấp rút bình ổn thị trường

Phan Thị Diệu | 25/12/2019, 13:31

Trước tình trạng giá thịt heo tăng từng ngày, các tỉnh thành như TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai… đồng loạt đưa ra các giải pháp để bình ổn thị trường, điều tiết giá từ nay đến Tết Nguyên đán.

Ngày 25.12, theo khảo sát của Báo điện tử Một Thế Giới, tại khu vực miền Đông Nam Bộ, giá thịt heo vẫn tiếp tục tăng giá và bán ở mức cao. Tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai, giá heo hơi đang giữ giá 95.000 đồng/kg trong nhiều ngày liền. Trong khi đó, giá heo hơi tại Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM cũng đạt mức 90.000 - 92.000 đồng/kg.

Còn giá heo hơi từ các doanh nghiệp chăn nuôi lớn chưa nơi nào vượt 90.000 đồng/kg. Đơn cử như Công ty C.P Việt Nam công bố đang giữ giá heo hơi ở mức 83.000 đồng/kg, Japfa 88.000 đồng/kg, Emivest 88.500 đồng/kg, CJ 88.000 đồng/kg.

Đáng chú ý, do các tỉnh miền Đông là thị trường tiêu thụ thịt heo vơi số lượng lớn nên hiện nay các địa phương đang gấp rút thực hiện các giải pháp bình ổn.

Tại TP.HCM, thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM ngày 25.12 cho biết, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa chỉ đạo các sở ngành và các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn có giải pháp điều hòa cung cầu nhằm ổn định thị trường thịt heo.

Cụ thể, ông Tuyến giao Sở Công Thương làm việc với các tỉnh thành cung cấp nguồn heo hơi cho TP.HCM để nắm tình hình về tổng đàn, sản lượng và giá bán dự kiến trong thời gian sắp tới. Trên cơ sở đó, báo cáo tham mưu UBND TP.HCM các giải pháp điều hòa cung cầu nhằm ổn định thị trường.

Sở Công Thương cần thống nhất với hệ thống siêu thị, hệ thống bán lẻ về thực hiện chương trình khuyến mãi linh hoạt, có tỷ lệ chiết khấu phù hợp để đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan. Thực hiện kiểm tra việc dự trữ nguồn hàng, kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt gia súc trong thời gian tới. Việc này nhằm chuẩn bị phương án giải quyết trong trường hợp giá thu mua thịt gia súc có biến động.

Lãnh đạo UBND TP.HCM giao Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn rà soát, báo cáo số liệu tổng đàn gia súc từ thành phố và các tỉnh thành khác tiêu thụ tại TP.HCM. Cục Quản lý thị trường được giao kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các cửa ngõ, chợ đầu mối, các khu vực buôn bán khác nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, không rõ nguồn gốc các mặt hàng thịt gia súc, đặc biệt là thịt heo.

Sở Tài chính theo dõi sát diễn biến giá thu mua heo hơi và giá bán mặt hàng thịt gia súc, kịp thời điều chỉnh giá bán mặt hàng thịt gia súc theo đúng quy định của chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TP.HCM.

Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo trên địa bàn TP.HCM cần xây dựng kế hoạch dự trữ nguồn hàng với giá thành hợp lý, ổn định, đảm bảo cung cấp đầy đủ và vượt sản lượng đã đăng ký tham gia chương trình; tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực sản xuất để giảm giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Trong khi đó, tại Bình Dương, để bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo, UBND tỉnh này cũng chỉ đạo Sở Công Thương thường xuyên nắm diễn biến thị trường, nhu cầu tiêu thụ thịt heo và giá heo để có biện pháp phối hợp tuyên truyền, hỗ trợ người dân yên tâm mua bán, sản xuất, kinh doanh. Sở Công Thương Bình Dương đã chỉ đạo các doanh nghiệp bình ổn thị trường cam kết dự trữ khoảng trên 6.000 tấn thịt heo (kể cả thịt đông lạnh).

Tương tự, UBNDtỉnhBà Rịa - Vũng Tàu có chỉ đạo cấp tốc yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung khống chế dịchtảheochâu Phi, không để dịch bùng phát trở lại.Đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật cho người chăn nuôi heo, hạn chế tối đa heo bị dịch bệnh bảo đảm ổn định nguồn cung thực phẩm cho thịtrường. Đối với các hộ, trang trại chăn nuôi có heo tiêuhủy, khuyến khích chuyển sang nuôi gia cầm, gia súc khác như gà, vịt, bò, dê... nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho thị trường.

Còn tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai, để tránh tình trạng bị “sốc" về giá, UBND tỉnh này đã làm việc với ngành chức năng và các doanh nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn chủ động chuẩn bị khối lượng hàng dự trữ, thay thế, bổ sung, điều tiết hợp lý khối lượng hàng ra, vào địa bàn. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân tạo thói quen sử dụng thực phẩm thay thế thịt heo bằng các loại thực phẩm gia súc, gia cầm khác.

Đẩy mạnh nhập khẩu thịt heo

Trước tình trạng giá thịt heo tăng cao, các doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh nhập khẩu thịt heo để bù đắp nguồn cung bị thiếu hụt do dịch tả heo châu Phi.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong 10 tháng năm 2019, nhập khẩu thịt heo đạt 96.000 tấn, trị giá hơn 108 triệu USD, tăng 101,7% về lượng và tăng 94,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Thịt heo được nhập khẩu nhiều nhất từ Ba Lan, đứng thứ 2 là thị trường Đức, đứng thứ 3 là thị trường Hoa Kỳ, tiếp theo là thị trường Hà Lan.

Riêng tại TP.HCM, trong 11 tháng năm 2019, lượng thịt heo nhập khẩu (từ Brazil, Ba Lan, Canada, Mỹ, Đức, Australia..) lên đến 13.231 tấn, tăng 117% so với cùng kỳ năm 2018.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thịt heo tăng quá cao, hàng loạt địa phương gấp rút bình ổn thị trường