Theo nhận định của CDC (trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ), vi khuẩn kháng sinh có trong thịt heo, bò và gia cầm là nguyên nhân gây bệnh cho ít nhất hai triệu người và 23.000 người tử vong mỗi năm tại Mỹ. 

Thịt chứa nhiều vi khuẩn hơn bạn nghĩ

Một Thế Giới | 21/05/2015, 13:46

Theo nhận định của CDC (trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ), vi khuẩn kháng sinh có trong thịt heo, bò và gia cầm là nguyên nhân gây bệnh cho ít nhất hai triệu người và 23.000 người tử vong mỗi năm tại Mỹ. 

Một số triệu chứng giống cảm cúm trong vài ngày có thể do tiêu thụ thịt, vì thế người tiêu dùng hãy cẩn thận.

Với đà gia tăng của các doanh nghiệp nông nghiệp trong ba mươi năm qua, người tiêu thụ hoàn toàn không hay biết về nguy cơ này. TS người Mỹ Robin Wulffson nói: "Với người khuyết tật hoặc dễ tổn thương, điều này thật sự là hiểm họa và có nguy cơ đe dọa mạng sống nếu mắc bệnh. Vi khuẩn Listeria, chứng ngộ độc thịt, bệnh giun sán, vi khuẩn gây bệnh đường ruột  E.coli thường có trong thịt hư hỏng hoặc không nấu đủ chín”.

Những vấn đề phát sinh do sử dụng kháng sinh quá liều trong thức ăn gia súc và thực hành chăn nuôi chưa hợp lý. Các loài động vật, gồm có thịt bạn ăn hằng ngày, thường sống trong không gian chật chội, thậm chí chung với phân thải ra trước khi được chế biến thành phẩm. Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi các nhà chăn nuôi thêm kháng sinh vào thức ăn nuôi gia súc.

Phần lớn, tiến trình xử lý mô đến từ các lò giết mổ gia súc nhưng cũng bao gồm nhà hàng và cửa hàng bán thịt, thịt quá hạn và xác của súc vật bị chết hoặc làm chết không gây đau từ các khu chăn nuôi, sở thú và phòng khám của bác sĩ thú y. Loại nguyên liệu này có thể gồm có các mô mỡ, xương và nội tạng cũng như toàn bộ xác gia súc thải ra từ lò giết mổ và chết ở trang trại hoặc dọc đường. Nguồn phổ biến nhất là thịt bò, heo, cừu và gia cầm.
Thit chua nhieu vi khuan hon ban nghi-hinh-anh-1
 Nhìn bằng mắt thường, chúng ta khó có thể biết thịt có nhiễm kháng sinh hay không

Nhằm giảm rủi ro tiêu thụ thịt bị nhiễm độc, bạn cần chú ý:

-  Ăn ít thịt. Cách này giúp giảm chi phí và ngoại trừ bạn đang lao động nặng, chỉ ăn 2-3 lần mỗi tuần là đủ. Nên ăn nhiều phô mai và trứng không bổ sung protein, đừng quên thêm các loại quả vào rau xà lách.

-  Rửa trong nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt của thịt.

-  Luôn nấu chín thịt, đặc biệt thịt heo và gà.

-  Vệ sinh thớt cắt thịt với nước nóng và xà bông. Tốt nhất, nên dùng riêng hai thớt, một cho rau củ và một cho thịt.

-  Rửa sạch các loại rau củ, đặc biệt rau lá xanh với nhiều nước. Nhiều người bán hàng còn bảo quản thực phẩm bằng cách dùng nước rửa rau củ để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn.

-   Không bao giờ dùng dao hoặc thớt cắt thịt sống để cắt rau củ.

-   Thường xuyên rửa tay, đặc biệt khi tiếp xúc với thịt.

-    Khi mua, nên nhìn xem khu vực bán thịt có sạch sẽ, ngăn nắp không.

Không có gì bảo đảm một người không mắc bệnh khi ăn thịt nhưng một số giải pháp trên sẽ là cách lâu dài giúp bạn đề phòng những sự cố hàng ngày có thể xảy ra từ thực phẩm.
Tú Uyên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thịt chứa nhiều vi khuẩn hơn bạn nghĩ