Trong thời gian chưa tuyển đủ, ngành giáo dục TP sẽ triển khai hợp đồng ngắn hạn với các giáo viên Tin học ở bậc trung học cơ sở. Các giáo viên này sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở trường sẽ thực hiện hợp đồng ngắn hạn tại các trường tiểu học.

Thiếu người đứng lớp, TP.HCM cho phép giáo viên được “chạy sô”

Hồ Quang | 15/09/2022, 20:14

Trong thời gian chưa tuyển đủ, ngành giáo dục TP sẽ triển khai hợp đồng ngắn hạn với các giáo viên Tin học ở bậc trung học cơ sở. Các giáo viên này sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở trường sẽ thực hiện hợp đồng ngắn hạn tại các trường tiểu học.

Ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã chia sẻ như thế với báo chí vào chiều 15.9 về cách xử lý tình trạng thiếu giáo viên trong năm học 2022- 2023 này.

Theo ông Minh, trong năm học 2022- 2023, ngành giáo dục sẽ bắt đầu thực hiện những nội dung mới, tiếng Anh và Tin học sẽ là môn học bắt buộc của bậc tiểu học bắt đầu từ lớp 3. Chương trình phổ thông lớp 10 sẽ có những môn Âm nhạc và Mỹ thuật sẽ được nới. Nguyên nhân của tình trạng trên là do Sở đang bị thiếu giáo viên, nguồn tuyển giáo viên gặp nhiều khó khăn, trong đó giáo viên Tin học và tiếng Anh ở bậc tiểu học đang rất thiếu nhiều nhưng chưa có giải pháp xử lý.

thieu-nguoi-dung0-lop-tphcm-cho-phep-gio-vien-duoc-chay-so-hinh-anh.png
Giáo viên tiếng Anh và tin học tại TP.HCM đang thiếu trầm trọng - Ảnh: PV

Sở đã có chỉ đạo các đơn vị công khai nhu cầu cần tuyển giáo viên bị thiếu. Riêng cấp trung học phổ thông sẽ tuyển 2 lần để đảm bảo số lượng. Các quận huyện sẽ tuyển để bù vào số lượng giáo viên bị thiếu.

Trong thời gian chưa tuyển đủ, ngành giáo dục sẽ triển khai hợp đồng ngắn hạn với các giáo viên Tin học ở bậc trung học cơ sở sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở trường sẽ thực hiện hợp đồng ngắn hạn tại các trường tiểu học, để thực hiện nội dung giảng dạy trên cơ sở đảm bảo đủ các chế độ liên quan.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường nội thành chia sẻ nguồn giáo viên với các trường ở ngoại thành, đặc biệt là xã đảo Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ.

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, ngành giáo dục đã thiết lập chương trình kết nối trực tuyến, dạy học trực tuyến với các em học sinh ở các trường vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên để tăng cường năng lực tiếng Anh, Tin học nhằm tiếp cận được nền tảng kiến thức.

Đối với xã đảo Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ, hàng tuần sẽ có những giáo viên trong thị trấn của huyện sẽ di chuyển ra xã đảo trực tiếp tổ chức các tiết dạy học sinh. “Chúng tôi cho rằng, đây là các giải pháp có thể khả thi trong khi chờ tuyển giáo viên các trường đang thiếu. Sở đã đặt hàng với Đại học Sài Gòn và Đại học Sư phạm TP.HCM về lượng giáo viên để những năm tới đáp ứng đủ giáo viên cho thành phố”, ông Minh nhấn mạnh.

Liên quan đến sách giáo khoa năm học 2022-2023, ông Minh cho biết, toàn TP có hơn 7.000 học sinh bị thiếu sách giáo khoa. Sở đã làm việc trực tiếp với các đơn vị trường để xảy ra tình trạng thiếu sách và các nhà xuất bản, nhà cung ứng sách. Đến hết ngày 14.9, Sở đã có báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND TP. Theo đó, trên địa bàn TP, bậc trung học cơ sở đã cung cấp đủ sách giáo khoa, bậc trung học phổ thông còn 2 đơn vị trường do đăng ký nhầm số lượng dẫn tới việc mua sách giáo khoa chưa đủ cho các em học sinh.

Ngoài ra, một trung tâm giáo dục thường xuyên chưa đăng ký số lượng học viên cho đơn vị cung ứng sách giáo khoa. Do đó, đến hết ngày 15.9, Sở đã yêu cầu các đơn vị cung ứng chuyển sách về cho các đơn vị. Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị đảm bảo cung ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh để đáp ứng việc học tập của trẻ.

Trong thời gian không có sách, Sở đã gửi file PDF đến các trường để chia sẻ cho những học sinh chưa được trang bị sách. Phần lớn học sinh chưa trang bị sách là học sinh đến từ các trường ngoài công lập, học sinh phải di chuyển từ các tỉnh về TP.HCM nên khả năng đăng ký và mua được sách gặp nhiều khó khăn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiếu người đứng lớp, TP.HCM cho phép giáo viên được “chạy sô”