Fresh Air Clip có thể giúp phát hiện các hạt SARS-CoV-2 trong không khí.

Thiết bị nhỏ gắn vào quần áo phát hiện hạt SARS-CoV-2 trong không khí

Sơn Vân | 13/01/2022, 09:45

Fresh Air Clip có thể giúp phát hiện các hạt SARS-CoV-2 trong không khí.

Một thiết bị nhỏ mang tên Fresh Air Clip được thiết kế để gắn vào quần áo, có thể cho biết liệu người mặc có tiếp xúc với các hạt SARS-CoV-2 trong không khí hay không.

Theo báo cáo được công bố trên Tạp chí Environmental Science & Technology Letters, Fresh Air Clip liên tục thu thập các aerosol trong không khí (gồm cả các giọt bắn mang vi rút SARS-CoV-2), trên bề mặt silicon.

Aerosol là những giọt cực nhỏ có thể trôi nổi trong khoảng cách xa hơn trong nhà và định cư trực tiếp vào phổi, nơi vi rút SARS-CoV-2 gây hại nhiều nhất.

Sau khi thử nghiệm Fresh Air Clip trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phân phát thiết bị này cho 62 tình nguyện viên, mỗi người theo dõi trong 5 ngày.

Phân tích PCR đã phát hiện ra vi rút SARS-CoV-2 ở 5 trong số các Fresh Air Clip. 4 trong số đó được đeo bởi người phục vụ nhà hàng và 1 từ nhân viên tại nơi tạm trú dành cho người vô gia cư.

thiet-bi-nho-gan-vao-quan-ao-phat-hien-cac-hat-sars-cov-2-trong-khong-khi.jpg
Fresh Air Clip hữu ích ở các môi trường có rủi ro cao với COVID-19

Các nhà khoa học lưu ý rằng cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận tính hiệu quả của Fresh Air Clip trước khi thiết bị có thể được bán thương mại.

Fresh Air Clip sẽ hữu ích ở các môi trường có rủi ro cao trong thế giới thực, giúp cải thiện khả năng phát hiện sớm các ca mắc COVID-19 tiềm ẩn và xác định các khu vực trong nhà có nguy cơ phơi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 cao.

"Sương mù não" hậu COVID-19 có những điểm tương đồng với "não hóa trị"

Theo một nghiên cứu mới, hiện tượng "sương mù não" được một số người báo cáo sau khi khỏi COVID-19 có những điểm tương đồng với "não hóa trị" - tình trạng vẩn đục tinh thần mà một số người gặp phải trong và sau khi điều trị ung thư.

Nhiều người khỏi COVID-19 thường xuyên gặp phải các triệu chứng thần kinh kéo dài, bao gồm suy giảm khả năng chú ý, tập trung, tốc độ xử lý thông tin và trí nhớ, tương tự như những bệnh nhân bị suy giảm nhận thức liên quan đến điều trị ung thư về chứng viêm não. Các nhà nghiên cứu đã giải thích điều này trong một báo cáo được đăng trên trang bioRxiv trước khi đánh giá ngang hàng.

Trong não của những người chết vì COVID-19, các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về chứng viêm cùng mức độ cao của các protein gây viêm. Một trong số đó là CCL11, có liên quan đến sự suy giảm sức khỏe hệ thần kinh và chức năng nhận thức.

Trong số 63 người bị triệu chứng COVID-19 kéo dài (hậu COVID-19), các nhà nghiên cứu tìm thấy mức CCL11 cao ở 48 người có gặp vấn đề về nhận thức kéo dài. Họ suy đoán rằng các cách điều trị chứng suy giảm nhận thức có triển vọng liên quan đến liệu pháp điều trị ung thư có thể hữu ích cho những người bị triệu chứng COVID-19 kéo dài gặp các vấn đề tương tự, song sẽ cần được kiểm tra cụ thể hơn.

Kế hoạch tái sử dụng khẩu trang phòng độc N95

Các nhà nghiên cứu tin rằng, khẩu trang phòng độc N95 mà các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường sử dụng có thể được xử lý lại để tăng thêm nguồn cung.

Không giống như khẩu trang vải và phẫu thuật, khẩu trang phòng độc N95 được thiết kế để đạt sự vừa vặn với khuôn mặt, các cạnh tạo thành một miếng bịt kín xung quanh mũi và miệng.

Vào thời kỳ đầu của đại dịch, tình trạng khan hiếm khẩu trang N95 buộc nhân viên phải sử dụng lại chúng hoặc dùng loại bảo vệ kém hơn.

Trong một bài báo trên Tạp chí Kiểm soát Nhiễm trùng Mỹ, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng khẩu trang có thể được khử trùng lại một cách an toàn bằng phương pháp khử nhiễm khuẩn tiêu chuẩn liên quan đến hydrogen peroxide hóa hơi và vẫn duy trì hiệu quả của chúng trong tối đa 25 chu kỳ sử dụng lại.

Họ cho biết việc triển khai quy mô lớn với quy trình tái chế khẩu trang phòng độc N95 sẽ đòi hỏi sự phối hợp và hỗ trợ hậu cần đáng kể để đảm bảo khử trùng an toàn.

Sẽ là khôn ngoan khi lập kế hoạch ngay từ bây giờ để tìm kiếm các cách mở rộng quy mô và chuyển khả năng này sang các bệnh viện nhỏ hơn cùng các cơ sở chăm sóc sức khỏe hạn chế về nguồn lực có thể được hưởng lợi nhiều từ việc tái chế thiết bị bảo vệ cá nhân trong các tình huống thảm họa ở tương lai", Tiến sĩ Christina Yen thuộc Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở thành phố Boston (Mỹ) cho biết.

Bài liên quan
2 thử nghiệm ở Nam Phi lý giải vì sao Omicron lây lan nhanh như 'cháy rừng'
Những phát hiện sơ bộ từ hai thử nghiệm lâm sàng ở Nam Phi cho thấy biến thể Omicron có tỷ lệ "truyền tải không triệu chứng" cao hơn nhiều so với các biến thể trước đó. Điều này có thể giải thích tại sao nó lây lan nhanh như "cháy rừng" trên toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiết bị nhỏ gắn vào quần áo phát hiện hạt SARS-CoV-2 trong không khí