Nguyễn Ngọc Hạnh luôn cho mình là một người 'nhà quê' khi lái xe hơi đánh võng trong đô thị. Chỉ hai câu "Xưa tôi sống trong làng / Giờ làng sống trong tôi" đã cho thấy đường làng chính là chân trời và chân lý...    Tiểu thuyết 'viết trong 24 giờ': Nhà văn hay lực sĩ? Năm ý nghĩ dở về một giải thưởng 'Sách Hay 2014' Xem kịch Sài Gòn nghe 'Mùi da người'

Thi sĩ Nguyễn Ngọc Hạnh: nhà càng lộng gió...

Một Thế Giới | 17/10/2014, 10:06

Nguyễn Ngọc Hạnh luôn cho mình là một người 'nhà quê' khi lái xe hơi đánh võng trong đô thị. Chỉ hai câu "Xưa tôi sống trong làng / Giờ làng sống trong tôi" đã cho thấy đường làng chính là chân trời và chân lý...    Tiểu thuyết 'viết trong 24 giờ': Nhà văn hay lực sĩ? Năm ý nghĩ dở về một giải thưởng 'Sách Hay 2014' Xem kịch Sài Gòn nghe 'Mùi da người'

"Xưa tôi sống trong làng, giờ làng sống trong tôi..."
Nguyễn Ngọc Hạnh là một người làm thơ khá lâu ở Đà Nẵng. Tôi đọc thơ ông từ khi còn là cậu bé mười tuổi khi ông thường đến nhà nhờ cha tôi sửa thơ. Một giai đoạn cả đất nước làm thơ. Đặc biệt là thập niên 1980 - 1990. Nếu lịch sử thơ ca được tái hiện, thời này phải tổng kết là "Đi đâu cũng gặp anh hùng / Đi đâu cũng gặp thằng khùng thằng điên". Thơ như niềm thương nhớ và thơ cũng là niềm lãng quên của những điều tàn bạo.Ông Hạnh thường chạy một chiếc xe máy cà tàng cũ kỹ từ trong Điện Bàn ra Đà Nẵng vào những chiều cuối tuần để lục ra những xếp thơ dày viết nắn nót trên những trang giấy học trò kẻ ô ly rồi sung sướng đọc cho cha tôi nghe. Những bài thơ của một tâm hồn thầy giáo ao ước những giấc mơ đổi bình thường và bình dị. 
Rồi cuộc sống đổi thay. Tôi đi học ở Sài Gòn. Hôm nay thằng bé ngày xưa năm nào giờ đọc biên tập những bài thơ ông viết gửi cho một tờ báo. Ông vẫn yêu thơ như ngày nào. Mặc dù nghe nói ông đã rất giàu khi bỏ nghề thầy giáo chuyển qua làm kinh tế và đã mua được xe hơi. Tôi không hình dung được gương mặt của một nhà thơ lái xe hơi. Tôi cũng chỉ nhớ chiếc xe Hon da tập tàng tiếng nổ như bò rống nửa đêm. Nhưng có sao! Tình yêu thơ ông vẫn thế! Như một loài hoa nở ven sông. Nguyễn Ngọc Hạnh luôn cho mình là một người nhà quê khi lái xe hơi đánh võng trong đô thị. Chỉ hai câu "Xưa tôi sống trong làng / Giờ làng sống trong tôi" đã cho thấy đường làng trong trí tưởng ông chính là chân trời và cũng là chân lý... 
Thơ cũng chỉ là chữ khảm ra từ tâm hồn thôi cho dù bao tử có thêm bao nhiêu cao lương mỹ vị! Chất lượng cũng thế!
Những con sông muôn đời chảy về phía trũng....

Sài gòn, chiều 13.10.2014
Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hồng Minh giới thiệu

CHÙM THƠ NGUYỄN NGỌC HẠNH
LÀNG

Làng tôi ở ven sông
Bốn bề núi bốn bề yên ắng
Chưa hiểu hết mưa nguồn
Tôi đi về phía biển

Qua bao nhiêu phường phố
Thuộc hêt những tên đường
Người trên phố hàng cây và gió
Đều nhận ra tôi dáng dấp làng quê

Cái làng ấy ra đi cùng tôi
Mà tôi nào hay biết
Chỉ mỗi điều giữa câu thơ tôi viết
Con sống quê, bóng nuí cứ chập chờn

Xưa tôi sống trong làng
Giờ làng sống trong tôi.
Nghe ca khúc phổ bài thơ LÀNG
của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thậm:

Làng Trong Tôi - Nhạc: Nguyễn Đình Thậm - Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh 
Nguyen Ngoc Hanh
Nhà thơ và chiều Đà Nẵng 

CÂU THƠ MẮC CẠN

Gửi nhạc sĩ N.Cường

Lời ru hát lại lần đầu
Đường mòn
Lối nhỏ
Hẹp câu thơ buồn…
Núi mờ một bóng đầu truông
Bàn chân lạc bước dặm đường cùng thơ

Khôn ngoan cắt tiết dại khờ
Cầm hư ảo giữa bến bờ…
Đợi trông
Vừa như có lại như không
Ô hay cái sự đèo bòng cỏ cây
Như là gấp mở bàn tay
Như là sấp ngửa ai bày…
Trần gian

Thôi đành lỡ với đò ngang
Đi không cùng chuyến ngỡ ngàng
Chiêm bao
Biết là chân thấp trời cao
Vầng trăng phía trước, bèo ao phía này

Ruột gan cháy xé miệng cay
Tôi xin dốc cạn trời mây…
Rượu tràn
Rượu nào là rượụ trần gian
Câu thơ mắc mớ chi càn khôn đâu
Mắc chi tôi với đêm sâu
Xin đừng cọ rửa vài câu lở bồi…
Ai người đẻo đọt bờ môi
Tôi như vừa mới là tôi sinh thành

Đâu là bả vọng hư danh
Câu thơ mắc cạn giữa vành môi cong
Bàn chân vấp bước chân mình
Sắc không chân lại gập ghềnh bờ ao

Đâu là đất thấp trời cao
Đâu là dấu vết cồn cào đầy vơi
Nhiễu nhiên da lột mặt người
Câu thơ tát nhẹ vào
Sáng bừng!
2014

NGÕ HẸP

ngõ hẹp dần
lối mòn cũng nhỏ dần
mòn như cái cối xay trầu của bà tôi mòn như con đường làng
mỗi ngày mẹ tôi ra sông giặt áo
mòn ánh trăng khuya
cong vút lưỡi liềm
rơi xuống
chạm ngõ nhà em

tôi đã mòn
và đời thôi đã hẹp
lối nhỏ dần nhỏ dần
lấp khuất
ngày thì xa mờ mịt
chỉ lòng tôi chưa cạn đêm sâu

ngõ vắng rồi
biết em về đâu
khi em mở lòng em, ngọn gió
khi tôi khép hồn tôi, ngọn cỏ
phía xa mờ
trăng đã tàn đêm

đã mòn rồi
vét cạn gì thêm
câu thơ cũng hẹp dần
lối nhỏ
phút giây này ai cạn tỏ
ai người bầu bạn tri âm

khi em chạm tới nỗi buồn
mới hay đời chiều đã cạn
2014

Nguyen Ngoc Hanh
 Nhà thơ Lê Đạt và nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh (Ảnh: Nguyễn Lương Ngọc, 1994)
CHÔNG CHÊNH

Tìm đâu ra
cuối truông sâu
Dấu chân xưa
lấp trong màu thời gian
Khơi lên từ đống tro tàn
Biết còn không
ánh trăng vàng ngày xưa

Trời đang nắng
bỗng nhiên mưa
Đâu đây có tiếng ai vừa gọi tôi
Nửa nghe nhỏ nhẹ, xa xôi
Nửa thân quen, ấy là tôi. Rất gần

Đầu ghềnh
còn đứng phân vân
Cuối truông lạc bước phong trần
Về đâu?
Chân dò chưa hết nông sâu
Đã quay lại với nhịp cầu chông chênh
Sắc, không chân bước gập ghềnh
Cõi mơ hồ ấy buồn tênh phận mình

Từ trong lục lạc vô minh
Bày ra bao nỗi nhân tình, bể dâu
Cuối truông về lại sông sâu
Còn gì đây mối duyên đầu phôi phai

Thôi thì chân bước, dặm dài
Chút tình xưa biết còn ai tỏ bày
Một đời ngẫm lại, mới hay
Chưa bao giờ được đắm say yêu người !

2014

Nguyễn Ngọc Hạnh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thi sĩ Nguyễn Ngọc Hạnh: nhà càng lộng gió...