Nghệ thuật thêu họa tiết trên trang phục đã đưa thời trang bước vào một 'thế giới vô tận' của sự sáng tạo. Bên cạnh tính thời trang, họa tiết thêu cũng mang ý nghĩa văn hóa đặc trưng cho mỗi quốc gia và của riêng từng nhà mốt.

Thêu nghệ thuật, cảm hứng bất tận của thời trang hàng hiệu

Daidoanket | 17/03/2017, 12:18

Nghệ thuật thêu họa tiết trên trang phục đã đưa thời trang bước vào một 'thế giới vô tận' của sự sáng tạo. Bên cạnh tính thời trang, họa tiết thêu cũng mang ý nghĩa văn hóa đặc trưng cho mỗi quốc gia và của riêng từng nhà mốt.

Vào khoảng những năm 1500, con người đã bắt đầu sử dụng những sợi chỉ nhuộm màu, sợi len và đôi khi cả sợi bạc, vàng hoặc đồng thau... và bắt đầu những đường thêu cơ bản để trang trí họa tiết cho quần áo. Họ thêu thùa hình ảnh những cảnh vật thiên nhiên đơn giản như hoa hay những hình trừu tượng mô phỏng những hoạt động, sinh hoạt của đời sống. Trong giai đoạn này, chỉ những nhân vật vua chúa, những người quyền lực trong bộ tộc hay những nhân vật thương gia, tầng lớp thượng lưu giàu có mới được khoác lên mình những bộ trang phục có họa tiết thêu tay cầu kỳ.

Do còn giới hạn về chất liệu chỉ thêu và màu nhuộm cũng như kỹ thuật thêu. Vì vậy nhưng bản thêu ban đầu đều đơn giản như thế này.

Đặc biệt, nhóm những người này còn muốn thế hiện sự giàu có của mình bằng cách đính lên trang phục các loại đá quý kết hợp nghệ thuật thêu. Để khẳng định sự độc quyền của những bộ quần áo này, một số quốc gia còn ra bộ luật quy định của việc tiêu pha, tức là chỉ những người giàu có mới được quyền mặc trang phục thêu, đính đá. Ở Anh năm 1574 còn ban hành đạo luật rằng chỉ những nhân vật quyền lực nhất mới được mặc đồ có thêu vàng hoặc đính ngọc trai. Cho đến cuối những năm 1800, tất cả mọi người đã có quyền tự do thêu thùa và trang trí cho những bộ trang phục của mình.

Trong giai đoạn đầu của nghệ thuật thêu họa tiết, chỉ nhân vật quyền lực và giàu có bậc nhất mới được khoác lên mình những bộ cánh như thế này

Việc thêu tay tốn rất nhiều công sức và thời gian. Trước khi phát minh ra máy thêu trong năm 1800, thêu được thực hiện bởi những người có nhiều thời gian rảnh rỗi, nhàn hạ như tiểu thư hay nữ tu. Sự phổ biến của trang phục thêu ngày càng nhiều đã tạo ra nhu cầu về thợ thêu chuyên nghiệp ngày càng cao. Những người có điều kiện bắt đầu học thêu và lúc này nó được coi là một nghề rất cao quý. Năm 1900, nghệ thuật thêu được truyền dạy cho các cô gái trẻ ở nhà, trong tu viện và đưa vào trường học như một chương trình giáo dục.

Từ những mũi thêu cơ bản, người ta bắt đầu khám phá những các thêu phức tạp hơn để tạo được độ bóng và chiều sâu cho từng họa tiết. Và đó thực sự là một thế giới màu sắc đầy sáng tạo và hấp dẫn với những người thợ yêu nghề thêu.

Nghệ thuật thêu dần đạt đến trình độ phức tạp hơn với những họa tiết khó, đòi hỏi kỹ thuật cao.

Những mẫu thêu đầy màu sắc và phức tạp có thể tìm thấy từ nền văn minh sớm của Babylon, Ba Tư, Thái, Hy Lạp, Ai Cập, La Mã và Trung Quốc… Giai đoạn những năm 1800, các nhân vật giàu có đặc biệt thích kiểu thêu sợi bạc, bạc trên chất liệu lụa kết hợp ngọc trai. Sau đó những hình thêu động vật và thực vật trở nên phổ biến hơn. Trong một số nền văn minh, động vật, chim chóc và hoa lá có ý nghĩa biểu tượng, thể hiện tinh thần của người mặc. Những mẫu thêu về chủ đề này cũng được thể hiện rất cầu kỳ, tinh xảo và sống động thông qua màu sắc và kiểu thêu đa dạng. Người Ba Tư chuộng mẫu thêu hình hoa, đại bàng, con sông, sư tử có cánh, những hình tròn có hoa hồng hoặc sao bao quanh. Trong khi đó Trung Quốc chuộng hình ảnh thêu rồng, chim phượng hoàng, chim công, hổ trắng và rùa đen… những loài động vật tượng trưng cho quyền lực , sức mạnh và cả may mắn.

Những họa tiết mang ý nghĩa sức mạnh và may mắn được yêu thích trên trang phục của người Á Đông

Không giống với những xu hướng thời trang khác, từng trải qua những giai đoạn thoái trào. Nghệ thuật thêu chỉ từng bước phát triển và ngày càng đạt đến độ tinh xảo đỉnh cao. Trong bộ sưu tập xuân hè 1937, Elsa Schiaparelli trình làng bộ nhung đen có hình thêu nữ thần trên một con sư tử và bao quanh là 4 con ngựa vô cùng nổi bật và quyền lực. Năm 2002, Costume Institute Kyoto ra mắt những thiệt kế được thêu từ chỉ vàng và trang trí bằng sequins, ngọc trai. Yves St. Laurent để lại dấu ấn với bộ váy màu xanh lục có thêu hoa vàng và xanh đậm kết hợp ngọc trai và sequins trong bộ sưu tập xuân hè 1962. Bộ sưu tập xuân hè 1999, Tom Ford và Gucci cũng gây ấn tượng với giới mộ điệu bằng những bộ váy jeans trẻ trung có hình thêu bằng lụa và sequins. Hay bộ váy lụa xanh thêu hoa tuyệt đẹp của Dior couture từng đượcNicole Kidman diện tại Lễ trao giải Oscar 1997.

Nicole Kidman diện bộ váy thêu của Dior tại Lễ trao giải Oscar 1997 khiến tất cả mọi người ngạc nhiên và trầm trồ bởi sự mới lạ, làm thay đổi hoàn toàn tư duy về cách lựa chọn trang phục thảm đỏ từ sau đó.

Trong quá khứ, hình thêu chỉ dùng cho những người giàu có, chúng được thể hiện qua những bộ trang phục và trang trí cho cácmặt hàng gia dụng như khăn trải giường, thảm, rèm cửa sổ… Ngày nay, thêu họa tiết trong thiết kế thời trang đã vô cùng phong phú, đầy màu sắc và đạt đến độ tinh xảo tuyệt đối. Trên mọi chất liệu từ vải lựa, ren cho tới da lộn… những hình thêu đều rất mịn, bóng và chặt chẽ.

Có thể thấy hiện nay, thêu là họa tiết ‘đinh’ của Valentino, Dolce & Gabbana và Oscar dela Renta. Trong khi Valentino thể hiện trình độ thêu khó đỉnh cao trên chất liệu xuyên thấu, mỏng manh như váy tuyn hoặc voan thì Dolce & Gabbana thể hiện trình độ thêu của mình trên chất liệu ren và lưới. Bên cạnh đó, Emilio Pucci cũng gây ấn tượng với kỹ thuật thêu trên vải da lộn.

Kỹ thuật thêu trên chất liệu mỏng như nước của Valentino đã đạt đến mức thượng thừa.

Valentino thể hiện kỹ thuật thêu tinh xảo, sắc nét trên nhiều chất liệu.
Chi tiết thêu chỉ vàng trên chất liệu xuyên thấu vô cùng sang trọng của Valentino

Thiết kế thêu hoa rực rỡ đẹp mắt của Naeem Khan thu đông 2017

Dolce & Gabbana thể hiện kỹ thuật thêu trên rât nhiều chất liệu, đặc biệt là ren, lưới, lụa và vải gấm.

Emilio Pucci thêu trên chất liệu da lộn

Andrew GN spring 2017

Có thể thấy, nghệ thuật thêu trong thời trang hiện nay đều vô cùng phong phú và đầy màu sắc thông qua ý tượng họa tiết từ đời sống, từ nền văn minh cổ đại... Công nghệ nhuộm, pha màu cho các loại chỉ thêu cũng giúp những họa tiết này trở nên chân thật và sống động hơn rất nhiều.

Theo Tom/ Đại Đoàn Kết
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
một giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thêu nghệ thuật, cảm hứng bất tận của thời trang hàng hiệu