Chính quyền Biden đang nỗ lực nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ vẫn tham gia và hoạt động tích cực ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bất chấp mối quan tâm hiện tại của Washington và phương Tây về khả năng Nga động binh ở Ukraine.

Theo sát Nga trong vấn đề Ukraine nhưng Mỹ vẫn canh cánh mối lo Trung Quốc với láng giềng

Anh Tú | 09/02/2022, 11:51

Chính quyền Biden đang nỗ lực nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ vẫn tham gia và hoạt động tích cực ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bất chấp mối quan tâm hiện tại của Washington và phương Tây về khả năng Nga động binh ở Ukraine.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Moscow tiếp tục leo thang về vấn đề Ukraine, Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Úc trong tuần này nhằm củng cố lợi ích của Mỹ ở châu Á và đẩy lùi tham vọng của Trung Quốc trong khu vực. Ông cũng sẽ thăm Fiji và thảo luận về những quan ngại cấp bách về Triều Tiên với ngoại trưởng Nhật Bản và Hàn Quốc tại Hawaii.

Tại Melbourne vào 11.2, Blinken sẽ tham dự cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao trong khối “Bộ tứ” - Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ - 4 nền dân chủ hàng đầu ở Ấn Độ - Thái Bình Dương được tạo ra để đối phó Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc nổi bật trong chương trình nghị sự, các quan chức Mỹ cho rằng Ukraine và mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow cũng sẽ là một chủ đề để thảo luận. Như người phát ngôn của Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng thường nói, chính quyền “có thể đi bộ và nhai kẹo cao su cùng một lúc”.

Với khối Bộ tứ, Blinken dự kiến ​​sẽ nêu bật lợi ích của các quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khi gắn kết với các nền dân chủ và các giá trị dân chủ. Daniel Kritenbrink, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về châu Á cho biết: “Phần đó của cuộc thảo luận đó sẽ liên quan đến những thách thức mà Trung Quốc đặt ra đối với các giá trị đó và trật tự dựa trên luật lệ”.

Tuy nhiên, sau cuộc gặp gần đây tại Bắc Kinh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng thời với lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông, Blinken sẽ phải giải quyết các mối đe dọa do quan hệ đối tác ngày càng tăng giữa hai quốc gia kể trên.

Mỹ đã hy vọng rằng cuộc gặp Trung - Nga sẽ chứng tỏ sự cảnh giác của Trung Quốc về việc Nga xây dựng quân đội dọc biên giới Ukraine. Thay vào đó, khi Trung Quốc ngày càng khẳng định quyết tâm thống nhất đảo Đài Loan với đại lục, ông Tập gần như im lặng về vấn đề này.

Kritenbrink nói: “Cuộc gặp đó lẽ ra phải tạo cơ hội cho Trung Quốc khuyến khích Nga theo đuổi chính sách ngoại giao và giảm leo thang ở Ukraine. Đó là những gì thế giới mong đợi từ các cường quốc có trách nhiệm. Nếu Nga xâm lược Ukraine và Trung Quốc nhìn theo hướng khác, thì điều đó cho thấy Trung Quốc sẵn sàng bỏ qua hoặc ngầm ủng hộ các nỗ lực của Nga trong việc o ép Ukraine ngay cả khi họ làm Bắc Kinh bối rối, gây tổn hại đến an ninh châu Âu và có nguy cơ gây ảnh hưởng hòa bình và ổn định kinh tế toàn cầu".

Các quan chức Mỹ đã lưu ý rằng trước đây Nga đã tiến hành hành động quân sự tại Gruzia trong thời gian Bắc Kinh tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2008. Nga khẳng định hành động của họ chỉ là tự vệ sau khi bị khiêu khích.

Mỹ và các đồng minh đã lên tiếng mạnh mẽ về các chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan, Tây Tạng, Hồng Kông, khu vực phía tây của Tân Cương và Biển Đông. Họ cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền ​​và cưỡng chiếm lãnh hải mà các nước láng giềng nhỏ hơn cũng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh cũng bác bỏ các cáo buộc này.

Trong thế cùng bị Mỹ và đồng minh chỉ trích, Nga – Trung đã xích lại gần nhau. Giờ thì Mỹ càng hiểu rằng Nga – Trung đã đứng chung một phía.

Các quan chức Mỹ cho biết họ mong đợi tại cuộc họp Bộ Tứ ở Melbourne, Blinken và những ngoại trưởng khác sẽ nhắc lại mối quan ngại của họ về các hành động của Trung Quốc, đặc biệt là các cuộc phô trương lực lượng gần đây nhắm vào Đài Loan. Hôm 7.2, chính quyền Biden đã thông báo về việc bán vũ khí trị giá 100 triệu USD cho Đài Loan để hỗ trợ các hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ sản xuất.

Chuyến dừng chân ba ngày của Blinken tại Úc cuối tuần này cũng sẽ là chuyến thăm cấp cao nhất của Mỹ tới quốc gia này kể từ khi hai quốc gia cùng với Anh đã ký một hiệp ước an ninh AUKUS vào năm ngoái. Vì AUKUS mà Úc chuyển sang mua tàu ngầm của Mỹ - Anh, hủy hợp đồng đóng tàu ngầm với Pháp khiến quan hệ 3 nước Anh ngữ với Pháp căng thẳng.

Trong các cuộc họp với các quan chức Úc, Blinken dự kiến ​​sẽ cố gắng giảm thiểu sự tranh cãi bằng cách đưa ra quan điểm rằng Pháp nói riêng và châu Âu nói chung sẽ không bị bỏ rơi khi Mỹ và các nước khác toan tính các chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Sau khi dừng chân ngắn ngủi ở Fiji, nơi ông sẽ là ngoại trưởng đầu tiên đến thăm kể từ năm 1985, Blinken sẽ trở lại Hawaii, nơi ông sẽ tổ chức các cuộc hội đàm tập trung vào Triều Tiên với các ngoại trưởng Nhật Bản và Hàn Quốc.

Một loạt vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên đã nhấn mạnh mối đe dọa từ quốc gia có vũ khí hạt nhân, vốn đã phớt lờ nhiều lời kêu gọi của Mỹ để trở lại bàn đàm phán.

Về các cuộc đàm phán được lên kế hoạch tại Honolulu (Hawaii), Kritenbrink phân tích: “Chống lại mối đe dọa do các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên vẫn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ và tôi tin rằng các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc của chúng tôi cũng có thể nói như vậy”.

“Chúng tôi đã nhiều lần nói rõ rằng chúng tôi luôn chuẩn bị tham gia vào các hoạt động ngoại giao nghiêm túc và bền vững mà không cần điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu đó và đạt được tiến bộ rõ ràng. Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với Bình Nhưỡng; tuy nhiên, cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi thực chất”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Theo sát Nga trong vấn đề Ukraine nhưng Mỹ vẫn canh cánh mối lo Trung Quốc với láng giềng