Ám ảnh rằng Đức không muốn - hoặc do phụ thuộc năng lượng vào Nga mà không thể đưa ra các biện pháp răn đe nghiêm trọng đã khiến một số quan chức Mỹ thuộc lưỡng đảng thất vọng.

Mỹ thất vọng nặng nề sau thái độ nước đôi của Đức với Nga trong vấn đề Ukraine

Anh Tú | 08/02/2022, 13:29

Ám ảnh rằng Đức không muốn - hoặc do phụ thuộc năng lượng vào Nga mà không thể đưa ra các biện pháp răn đe nghiêm trọng đã khiến một số quan chức Mỹ thuộc lưỡng đảng thất vọng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc họp tại Nhà Trắng hôm 7.2, nhưng gặp bất đồng lớn trong cách trừng phạt Nga liên quan đến tương lai của đường ống dẫn khí Nord Stream 2.

Mỹ nói Đức 'không cần lấy lại niềm tin'

Thủ tướng Đức Scholz thậm chí còn từ chối nêu tên dự án trong cuộc họp báo và từ chối cam kết chấm dứt đường ống nếu một “cuộc xâm lược” diễn ra trước mắt mà chỉ nói mơ hồ sẽ thống nhất hành động với các đồng minh trong trừng phạt Nga.

Thủ tướng Scholz cũng đã từ chối gửi viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine và sẽ không trình bày chi tiết kế hoạch ban hành lệnh trừng phạt của ông nếu quân đội Nga tràn qua biên giới trong một cuộc xâm lược.

Ông Scholz đến Nhà Trắng khi tình báo Mỹ cho biết Nga đã tập hợp 70% quân nhân và vũ khí ở biên giới với Ukraine mà Nga cần cho một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Cũng như đánh giá của tình báo, Tổng thống Mỹ cho biết: "Tôi không biết rằng ông ta (Putin) biết mình sẽ làm gì.

Trong bối cảnh không chắc chắn đó, Biden rất quyết tâm thể hiện sự thống nhất của phương Tây chống lại sự thái độ của Điện Kremlin. Trước cuộc gặp với Scholz, các quan chức Mỹ cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ dành phần lớn thời gian để thảo luận về vấn đề Ukraine, bao gồm cả một "gói trừng phạt mạnh mẽ" được chuẩn bị để trừng phạt Moscow nếu một cuộc xâm lược diễn ra.

my-duc.jpg
Tổng thống Mỹ rất sốt sắng trình bày csc kế hoạch trước sự tính toán của Thủ tướng Đức

Khi họ ngồi xuống Phòng Bầu dục trước một lò sưởi ầm ầm, Biden nói rằng Mỹ và Đức đang "làm việc trong bí mật" để ngăn chặn "cuộc xâm lược của Nga".

Tuy nhiên, thấp thoáng trong cuộc họp là câu hỏi về quyết tâm đối đầu với Putin của Scholz. Trong số các đồng minh châu Âu lớn của Mỹ, riêng Đức tỏ ra miễn cưỡng nhất trong việc cam kết viện trợ vũ khí cho Ukraine mà chỉ gửi hàng nghìn mũ bảo hiểm và từ chối cho phép một đồng minh NATO khác là Estonia gửi xe tăng do Đức sản xuất đến Ukraine.

Đức đã không tham gia cùng với Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha và các đồng minh khác trong việc tăng cường quân đội dọc theo sườn phía đông của NATO. Và Scholz đã không nói chi tiết về những biện pháp trừng phạt mà ông có thể sẵn sàng áp đặt lên một quốc gia vẫn là đối tác thương mại lớn của Đức.

Dù vậy, ông Biden phủ nhận quan điểm rằng Đức có thể "lấy lại lòng tin" bằng cách công khai cam kết chấm dứt dự án Nord Stream nếu Nga tiến hành một cuộc xâm lược.

Ông nói: "Không cần thiết phải giành lại lòng tin. Ông ấy có sự tin tưởng hoàn toàn từ Mỹ. Đức là một trong những đồng minh quan trọng nhất trên thế giới của chúng tôi. Không có nghi ngờ gì về quan hệ đối tác của Đức với Mỹ".

Biden đã nói rõ rằng ông tin rằng vấn đề Nord Stream 2 sẽ không cản trở việc cải thiện mối quan hệ với Đức và nhận ra tình thế chính trị tế nhị mà Scholz đang phải đối mặt với dự án. Bình luận của ông tại cuộc họp báo hôm 7.2 cho thấy sự hiểu biết giữa hai người liên quan đường ống dẫn dầu Nord Stream 2. Hiện đường ống vẫn chưa thể hoạt động được vì nó đang phải trải qua các cuộc đánh giá về môi trường.

Nhưng ngay cả Biden cũng từ chối cho biết Mỹ sẽ ngăn Nord Stream như thế nào, như ông đã hứa sẽ làm nếu “Nga xâm lược Ukraine” kể cả trong trường hợp không có sự giúp đỡ của Đức.

Trong một cuộc họp báo chung, ông Biden nói: "Nước Đức hoàn toàn đáng tin cậy. Hoàn toàn, hoàn toàn, hoàn toàn đáng tin cậy. Tôi không nghi ngờ gì về nước Đức”. Cả hai lãnh đạo đều nói rằng việc các quan chức Mỹ lo ngại rằng “Đức đang che giấu vai trò lãnh đạo” là không đúng chỗ.

Quan chức Mỹ thất vọng

Ám ảnh rằng Đức không muốn - hoặc do phụ thuộc năng lượng vào Nga mà không thể đưa ra các biện pháp răn đe nghiêm trọng đã khiến một số quan chức Mỹ thất vọng.

Cả thành viên của đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội đều lên tiếng không hài lòng. Thậm chí, ông Biden ngoài mặt nói ngoại giao nhưng cũng ám chỉ sự bất hòa. Vào tháng trước, ông Biden từng nói một "cuộc xâm nhập nhỏ" của Nga vào Ukraine sẽ khiến các thành viên NATO bất đồng về cách ứng phó.

Trước sự xuất hiện của Scholz, một quan chức chính quyền cấp cao Mỹ hôm Chủ nhật đã tìm cách giảm thiểu mối lo ngại nào về lập trường của Đức. Vị quan chức này nói rằng mỗi thành viên NATO đều mang những thế mạnh riêng của mình khi vào bàn đàm phán. Ông phát biểu: "Điều tuyệt vời của việc liên minh với 30 thực thể NATO chính là các đồng minh khác nhau sẽ tiến hành cách tiếp cận khác nhau đối với các khía cạnh của vấn đề", đồng thời lưu ý rằng Mỹ và Đức đang hợp tác chặt chẽ trong các biện pháp trừng phạt.

Quan chức này cũng chỉ ra những nỗ lực ngoại giao của Đức, cùng với Pháp, nhằm khôi phục thỏa thuận ngừng bắn giữa Ukraine và Nga. Và quan chức này cho biết Mỹ và Đức đã thống nhất trong quan điểm của họ về việc tăng quân dọc biên giới Ukraine.

Mỹ đã vội vã tìm kiếm trên toàn cầu các nguồn cung năng lượng thay thế từ châu Á đến Trung Đông để cấp cho châu Âu. Không rõ thành công của sáng kiến này như thế nào và một số quốc gia cho biết nguồn cung cấp khí đốt của họ đã được đề nghị.

Thế khó xử của Thủ tướng Đức

Trong khi đó, Scholz lại rơi vào thế khó xử liên quan người tiền nhiệm cùng đảng Dân chủ Xã hội là Gerhard Schroeder vốn đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với ngành công nghiệp năng lượng Nga. Cựu thủ tướng Schroeder phục vụ trong ban giám đốc của Nord Stream 2. Và tuần trước, tập đoàn khí đốt nhà nước Gazprom của Nga thông báo Schroeder cũng đã được đề cử vào hội đồng quản trị.

duc-my.jpg
Ông Biden có cái nhìn khá dò xét với Thủ tướng Đức Scholz - Ảnh: Internet

Nước Đức chỉ có một thủ tướng khác kể từ khi Schroeder rời nhiệm sở vào năm 2005: Merkel. Sự vắng mặt của Merkel trên sân khấu thế giới sau 16 năm nhiệm kỳ đã được cảm nhận một cách sâu sắc, đặc biệt là khi Putin kiểm tra quyết tâm của phương Tây.

Scholz nhậm chức vào tháng 12, kế nhiệm bà Angela Merkel một nhân vật có uy tín rất cao trong chính trường toàn cầu. Hiện nhiều người đang thấy nhớ tới sự vắng mặt của bà trong cuộc khủng hoảng đang được cảm nhận ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương hiện nay.

Khi xảy ra biến động Ukraine vào năm 2014, bà Merkel đóng vai trò trung tâm giải quyết mâu thuẫn giữa cho Putin và các đồng minh phương Tây. Merkel đã nói chuyện với Putin một cách nhất quán và khuyến khích các nhà lãnh đạo khác đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt để trừng phạt Moscow sau vụ sáp nhập Crimea. Bà cũng đóng một vai trò trung tâm trong việc chia sẻ thông tin cho Washington thông qua mối quan hệ thân thiết mà bà đã vun đắp với Tổng thống khi đó là Barack Obama.

Lần này, không phải nhà lãnh đạo Đức đang nổi lên trong vai trò đó mà là người Pháp. Tổng thống Emmanuel Macron đã nói chuyện vài lần mỗi tuần với Putin và điện đàm lần thứ ba trong tuần với ông Biden vào tối Chủ nhật. Tổng thống Pháp đã đến thăm Moscow vào hôm nay và dự kiến sẽ đến Kiev vào cuối tuần này như nỗ lực hoạt động ngoại giao con thoi giảm căng thẳng. Cứ cho là Macron đang tìm cách đánh bóng hình ảnh trước cuộc bầu cử tại Pháp nhưng nhờ đó mà vị thế của Paris đã vụt lên đầy uy tín tại châu Âu.

Scholz đã không thể hiện rõ vai trò trong việc xoa dịu cuộc khủng hoảng mới nhất, khiến ông bị những người Đức chỉ trích. Họ cáo buộc thủ tướng đã đóng vai trò nhạt nhòa vào một thời điểm căng thẳng. Trong một nỗ lực rõ ràng để ngăn cản ấn tượng đó, Scholz cũng sẽ đến thăm Nga và Ukraine vào cuối tháng này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ thất vọng nặng nề sau thái độ nước đôi của Đức với Nga trong vấn đề Ukraine