Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong hơn một thập niên nắm quyền luôn chủ trương tự lực cánh sinh: tránh xa sự giúp đỡ từ ngoài, nỗ lực thực hiện các chiến lược trong nước...

Thế khó của Triều Tiên trong việc tìm nguồn vắc xin COVID-19

Cẩm Bình | 18/05/2022, 16:08

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong hơn một thập niên nắm quyền luôn chủ trương tự lực cánh sinh: tránh xa sự giúp đỡ từ ngoài, nỗ lực thực hiện các chiến lược trong nước...

Nhưng nay ông bị đặt vào thế khó do đợt bùng phát dịch COVID-19. Nhà lãnh đạo Kim phải chọn giữa nhận giúp đỡ từ bên ngoài để chống dịch, hoặc tiếp tục tự lực cánh sinh, chấp nhận hứng chịu thiệt hại lớn.

Giáo sư Lim Eul-chul thuộc Đại học Kyungnam (Hàn Quốc) nhận xét: “Kim Jong-un đang ở thế tiến thoái lưỡng nan rất nghiêm trọng. Đồng ý cho Mỹ hay phương Tây trợ giúp sẽ làm lung lay lập trường tự lực mà ông ta kiên định duy trì”.

Kể từ khi thừa nhận COVID-19 bùng phát, Triều Tiên báo cáo 56 ca tử vong và hơn 1,5 triệu người có triệu chứng sốt. Năng lực xét nghiệm của quốc gia Đông Bắc Á này khá yếu, không có vắc xin và thiếu thốn thuốc men.

Đợt bùng phát dịch có thể liên quan đến cuộc diễu binh vào cuối tháng 4, sự kiện thu hút hàng chục nghìn binh sĩ cùng người dân từ khắp nơi. Sau khi diễu binh diễn ra, nhà lãnh đạo Kim chụp ảnh kỷ niệm với rất nhiều người không đeo khẩu trang.

1000.jpeg
Quyền lực của nhà lãnh đạo Kim đối mặt với thách thức lớn - Ảnh: AP

Siết chặt quy định phòng chống dịch có thể ảnh hưởng đến hoạt động canh tác nông nghiệp của Triều Tiên. Nền kinh tế nước này đã bị vùi dập trong hơn 2 năm đóng cửa.

Triều Tiên cũng lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung y tế, thực phẩm cùng nhu yếu phẩm vốn đã cạn kiệt vì đóng cửa biên giới, theo Giáo sư Yang Moo-jin thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên (Hàn Quốc). Ông Yang nhận xét Triều Tiên lại đang trải qua một “cuộc hành quân gian khổ”.

Trước đó nhà lãnh đạo Kim từng từ chối hàng triệu liều vắc xin do chương trình tiêm chủng toàn cầu COVAX cung cấp. Sau khi Triều Tiên thừa nhận COVID-19 bùng phát, Hàn Quốc cùng Trung Quốc đều ngỏ ý viện trợ vắc xin, thuốc men và nhiều vật tư y tế khác. Mỹ cũng tuyên bố ủng hộ nỗ lực viện trợ quốc tế mặc dù họ không định cung cấp vắc xin cho Triều Tiên.

Suốt 2 năm qua nhà lãnh đạo Kim nhiều lần ca ngợi đất nước mình là “bất khả xâm phạm” trước đại dịch. Nhưng cuối tuần qua ông tuyên bố Triều Tiên đang đối mặt với biến động lớn, đội ngũ quan chức phải nghiên cứu cách láng giềng Trung Quốc cùng các quốc gia khác chống dịch.

Giáo sư Nam nhận định có khả năng Triều Tiên cuối cùng phải chấp nhận nhận viện trợ từ Trung Quốc, nhưng tiếp tục từ chối Hàn Quốc, Mỹ lẫn COVAX.

“Vượt qua biến động lớn bằng sự giúp đỡ từ Mỹ và Hàn Quốc sẽ không được tha thứ vì điều đó đi ngược lại phẩm giá của nhà lãnh đạo tối cao”, theo Giáo sư Nam.

Tuy nhiên, nhà phân tích Cho Han-bum thuộc Viện Thống nhất Triều Tiên nhận định Bình Nhưỡng có thể tìm đến Seoul. Hàng viện trợ chuyển từ Hàn Quốc cũng nhanh hơn chuyển từ Trung Quốc (vận chuyển đường bộ).

Bài liên quan
Loa phát thanh Triều Tiên ảnh hưởng sức khỏe người dân vùng biên giới
Trang The Korea Herald cho biết cư dân vùng biên giới liên Triều phải chịu tiếng ồn từ loa phát thanh của CHDCND Triều Tiên suốt nhiều tháng, khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nặng nề.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế khó của Triều Tiên trong việc tìm nguồn vắc xin COVID-19