“Mục tiêu trong chuyến thăm là xây dựng nền tảng cho những mối quan hệ song phương trong tương lai. Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện của Việt Nam. Chúng ta cần hợp tác với nhau nhiều hơn để mang lại thịnh vượng và mang lại cơ hội thực sự cho người dân của chúng ta” – ông Obama phát biểu tại TT Hội nghị Quốc gia sáng 24.5.
Đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam
Trước bài phát biểu, Tổng thống Mỹ đã bày tỏ cảm xúc về một ngày ở Việt Nam. Theo ông Obama, trong chuyến thăm này, sự thân thiện đã chạm tới trái tim của ông khi người dân chào ở bên đường.
“Khi tôi thăm phố cổ đã được ăn những món ăn rất ngon như bún chả, bia Hà Nội, nem hải sản…Bên cạnh đó, tôi phải nói rằng, tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy. Sau này, nếu có dịp qua Việt Nam thì các bạn hãy chỉ tôi cách qua đường như thế nào” – ông Obama hài hước nói.
Về quan hệ hai nước, vị Tổng thống cho hay, chúng ta đã nỗ lực hàn gắn những vết thương, mang lại nhiều lợi ích cho hai nước. Chính những người cựu chiến binh cho chúng ta thấy nhân dân của chúng ta gần gũi nhau hơn, chúng tôi đã đón nhiều sinh viên VN hơn các nước ở châu Á, nhiều người Mỹ đã đến Hà Nội, Hội An. Người Việt và người Mỹ đều thuộc lời bài hát của Văn Cao như “Từ đây người biết yêu người”…
Tổng thống Obama cũng bày tỏ sự đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong quá trình xóa đói giảm nghèo, y tế khi bệnh tật, tỷ lệ tử vong của Việt Nam giảm nhiều, số người tiếp cận y tế, giáo dục,trẻ em biết chữ rất cao.
“Đây là thành công lớn của Việt Nam đã đạt được trong thời gian ngắn. Tôi nghĩ rằng nên kinh tế tri thức sẽ ưu tiên đầu tư vào các quốc gia ưu tiên giáodục. Chúng ta cần nuôi dưỡng tài năng để phát triển” – ông Obama nhấn mạnh.
Theo đó, trong thế kỷ XXI, nền kinh tế thị trường sẽ phát triển và tại những nước có hành lang pháp lý đúng đắn. Do vậy bên cạnh phát triển kinh tế, chúng ta cần đầu tư vào nguồn lực con người. Đó là đào tạo và nuôi dưỡng những con người tài năng. Đây là thế mạnh của Hoa Kỳ có thể hợp tác cùng Việt Nam.
"Với vai trò tổng thống,chúng tôi muốn tăng cường quan hệ đối tác. Mục tiêu trong chuyến thăm là xây dựng nền tảng cho những mối quan hệ song phương trong tương lai. Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện của Việt Nam. Chúng ta cần hợp tác với nhau nhiều hơn để mang lại thịnh vượng và mang lại cơ hội thực sự cho người dân của chúng ta” – ông Obama đề nghị.
Tổng thống Mỹ khẳng định Đại học Fulbright được thành lập tại Việt Nam sẽ giúp cho các sinh viên, học giả hai nước tập trung vào quản trị doanh nghiệp, hợp tác, công nghệ...
“Chúng ta sẽ nghiên cứu từ thơ của Nguyễn Du, Phan Châu Trinh đến toán học của Ngô Bảo Châu. Chúng tôi khuyến khích cả những phụ nữ tài năng của Việt Nam đảm bảo bình đẳng giới. Từ thời đại Hai Bà Trưng chúng ta thấy rằng phụ nữ Việt Nam luôn mạnh mẽ, kiên cường. Phụ nữ cần có vị trí xứng đáng trong gia đình, trường học, xã hội và chính phủ. Đó là giá trị không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Mỹ”, ông Obama nhấn mạnh.
Thúc đẩy nhân quyền
Theo Tổng thống Mỹ, việc cần thiết là giải quyết sự khác biệt giữa hai chính phủ, trong đó về nhân quyền. Không có quốc gia nào hoàn hảo, nước Mỹ lập quốc 200 năm những cũng vẫn phải đang hoàn thiện về nhiều vấn đề.
“Ngày nào chúng tôi cũng nhận được những phê bình về tôi và chính phủ của tôi. Nhưng chính nhờ những phê bình đó đã giúp chúng tôi nhìn nhận mình hơn, hoàn thiện mình hơn để có những quyết sách đúng đắn hơn” – ông Obama nói.
Theo ông Obama, người dân có quyền được bày tỏ ý kiến của mình, được tiếp cận thông tin, lập hội, tự do báo chí cần được tăng cường. Đây là vấn đề chúng ta đang nỗ lực để phấn đấu đạt được. Chính người dân Việt Nam sẽ quyết định tương lai của dân tộc Việt Nam.
Theo ông Obama,trong những cuộc bầu cử tự do thì người dân sẽ lựa chọn được những người lãnh đạo tốt nhất dành cho họ. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những hỗ trợ tiếp cận cho người dân để người dân có thể thực hiện quyền bình đẳng của mình.
Lạc quan về tương lai hai nước
Nhìn vào lịch sử và những thách thức đã vượt qua, ông Obama bày tỏ vui mừng khi đứng đây để nói về nền tảng tương lai."Chúng tôi vô cùng lạc quan vào tương lai quan hệ hai nước chúng ta. Niềm tin của tôi chính là tin vào tình hữu nghị của chúng ta. Như Trịnh Công Sơn đã viết trong bài Nối vòng tay lớn.
Quá trình hòa giải của chúng ta không chỉ là giữa những cựu chiến binh. Hai nước chúng ta không nên làm kẻ thù mà cần làm bạn.
Các Việt Kiều ở Mỹ đã rất thành công với các nghề như nhà báo, thẩm phán.Một người viết thư cho tôi nói rằng ông trưởng thành nhờ giấc mơ Mỹ. Tuy nhiên, người này trăn trở về quê hương để giúp đỡ Việt Nam. Tương lai nằm trong tay các bạn và Mỹ luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn",tổng thống Mỹ phát biểu.
"Với vai trò tổng thống, chúng tôi muốn tăng cường quan hệ đối tác. Mục tiêu trong chuyến thăm là xây dựng nền tảng cho những mối quan hệ song phương trong tương lai. Hai nước mất nhiều năm để hàn gắn quan hệ, trở thành bạn bè và đối tác.
Bài học Việt Mỹ trong chiến tranh sẽ là tấm gương cho cả thế giới. Xây dựng hòa bình và hòa bình luôn tốt hơn chiến tranh. Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện của Việt Nam. Chúng ta cần hợp tác với nhau nhiều hơn để mang lại thịnh vượng và mang lại cơ hội thực sự cho người dân của chúng ta.
Kết thúc bài phát biểu, Tổng thống Mỹ dẫn câu thơcủa đại thi hào Nguyễn Du: “Rằng trăm năm cũng từ đây - Của tin gọi một chút này làm ghi”đã nhận được sự tán thưởng của tất cả mọi người tại đây.
Trí Lâm