Năm 2004, nhiếp gia gốc London Mary McCartney dành 6 tháng ra vào trường múa ballet Hoàng gia Anh (Royal Ballet), chụp lại nhiều khoảnh khắc hậu trường hiếm thấy của những vũ công trẻ. Từ giây phút chuẩn bị lên sấu khấu, đến cảnh tượng họ nghỉ ngơi tại nhà và trải nghiệm đời sống phố đêm London. Series ảnh chân dung thân mật “Off Pointe” (“Khi dừng bước nhảy”) giúp đem lại cái nhìn cảm thông đối với bộ môn nghệ thuật luôn được xem là đặc biệt khắc khổ.

‘Thế giới khác’ của vũ công ballet sau tấm màn nhung: đam mê cùng bao nỗi niềm

Như Ý | 01/07/2019, 09:36

Năm 2004, nhiếp gia gốc London Mary McCartney dành 6 tháng ra vào trường múa ballet Hoàng gia Anh (Royal Ballet), chụp lại nhiều khoảnh khắc hậu trường hiếm thấy của những vũ công trẻ. Từ giây phút chuẩn bị lên sấu khấu, đến cảnh tượng họ nghỉ ngơi tại nhà và trải nghiệm đời sống phố đêm London. Series ảnh chân dung thân mật “Off Pointe” (“Khi dừng bước nhảy”) giúp đem lại cái nhìn cảm thông đối với bộ môn nghệ thuật luôn được xem là đặc biệt khắc khổ.

“Tôi gặp một vũ công của Royal Ballet vào một đêm dạo quanh Soho (khu phố cổ trung tâm West End, London). Chúng tôi đi uống vài ly rồi cùng dùng bữa tối”, McCartney chia sẻ về nguồn gốc series ảnh.

“Khi ấy tôi nghĩ, một nghệ sĩ múa tận hưởng buổi dạo chơi như thế nghe có vẻ lạ lẫm. Khi vũ công ballet là công việc đòi hỏi nỗ lực, tận tụy rất lớn. Điểm đối lập này khiến tôi tự hỏi, họ thật sự sống ra sao phía dưới sân khấu?”.

Mary McCartney tìm tới nhà hát Opera Hoàng gia London, nơi nghệ sĩ trực thuộc trường đào tạo Royal Ballet biểu diễn, với dụng cụ hành nghề duy nhất là chiếc máy ảnh. Chỉ dùng nguồn sáng sẵn có xung quanh, nữ nhiếp ảnh gia ghi lại không ít cảnh tượng thú vị, khi nhóm vũ công cười đùa, nghỉ ngơi, hút thuốc, ăn vội bao khoai tây chiên, hay chăm chú kiểm tra điện thoại. Một số tấm ảnh, dù phủ tông trắng đen giản đơn, vẫn truyền tải hoàn hảo năng lượng nơi những nghệ sĩ trẻ. Số khác, tuy nhiên, thuần chất lột tả sự mệt mỏi, đôi khi phản phất cả nỗi cô độc.

"Lone Dancer"

“Ban đầu tôi không định quanh quẩn quá lâu tại phòng thay đồ của vũ công. Nhưng lúc đó tôi chưa nhận ra một diễn viên múa dành nhiều thời gian đến mức nào bên trong nhà hát. Dần dần không gian ấy trở thành bối cảnh chính cho chuỗi ảnh”, McCartney tiết lộ.

“Mỗi ngày tôi đến và đợi họ, cứ thế họ quen với việc trông thấy tôi”.

"Ballerina In Sink II"

“Nhóm vũ công gần như là một gia đình thật sự, bởi nhiều người trong số họ rời nhà năm 11 tuổi để đến tập luyện tại trường White Lodge Royal Ballet. Họ đích thực đã trưởng thành cùng nhau,” nữ nghệ sĩ nói thêm. “Họ yêu thương nhau. Nhưng cũng có lúc căng thẳng nảy sinh. Hệt như những cặp anh chị em thân thiết”.

Mary McCartney, con gái của ‘biểu tượng âm nhạc’ Paul McCartney, sinh ra trong một mái ấm với bố mẹ đều làm nghệ thuật. Bà lớn lên ‘nối gót’ mẹ theo đuổi sự nghiệp nhiếp ảnh.

“Ở tuổi đôi mươi, tôi từng đi lang thang khắp phố với cái máy ảnh cơ hiệu Leica. Thứ khiến tôi rung động là những khoảnh khắc đời thường nảy sinh tình cờ quanh tôi”.

"Lighting up"

Dù tiếp cận môi trường giải trí từ nhỏ, McCartney bỏ ra phần lớn sự nghiệp cầm máy mong muốn ‘vén’ bức màn hào nhoáng mặc định của danh vọng, nhằm tìm kiếm - tôn vinh những nghệ sĩ chân chính đúng nghĩa với ước vọng làm đẹp cuộc sống.

"Josh Made Up"

Năm nay, bộ ảnh “Off Pointe” lần nữa được giới thiệu đến công chúng thông qua sự kiện triển lãm ủy thác đặc biệt, thuộc khuôn khổ hội chợ nhiếp ảnh thường niên Photo London. Chương trình vừa diễn ra vào trung tuần tháng 5, tại sân trong tòa kiến trúc cổ Somerset House, đại lộ Strand, trung tâm London.

"Cinderella Converse"

“Tôi muốn một series ảnh trắng đen, vì mỗi khi tôi ngắm nhìn từng shot hình, chúng trông như thuộc về một thế giới khác”, McCartney nói về “Off Point”.

“Trong tấm ảnh như ‘Cinderella Converse’, bạn thấy một nghệ sĩ múa đã hoàn tất việc make up, đội trên đầu chiếc vương miệng nhỏ xinh xắn. Thế nhưng, bên dưới, cô ấy vẫn đang mang một đôi giày vải Converse. Một ấn tượng tương phản thú vị”.

"Dancer's Feet"

“Có lần tôi đến ngủ nhờ tại căn hộ của 2 nữ vũ công”, McCartney chia sẻ. “Tôi nhớ một trong 2 cô gái, Victoria, đã gác chân lên chiếc ghế đẩu trong lúc trò chuyện cùng tôi trước khi vào giường ngủ. Tôi nhanh tay với lấy máy ảnh chụp lại đôi chân ấy”.

“Vũ công ballet, theo lẽ tự nhiên, thường duỗi thẳng bàn chân -- hầu như mọi lúc -- và bạn có thể hiểu nhiều điều về họ chỉ thông qua đặc điểm đó. Đôi chân cô ấy là ‘bằng chứng’ cho hàng giờ tập luyện biểu diễn mỗi ngày, tất cả áp lực, sự đau đớn để đổi lại những động tác tuyệt đẹp trên sân khấu. Và cô ấy mới ngoài 20 tuổi”.

Như Ý (theo CNN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Thế giới khác’ của vũ công ballet sau tấm màn nhung: đam mê cùng bao nỗi niềm