Theo quy định mới, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể là 300 đồng/lít đối với các loại xăng, dầu.

Thay đổi mức trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu từ năm 2022

Tuyết Nhung | 26/11/2021, 18:39

Theo quy định mới, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể là 300 đồng/lít đối với các loại xăng, dầu.

Thông tư số 103 được Bộ Tài chính ban hành sẽ thay đổi phương thức trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) từ ngày 2.1.2022.

Theo đó, Quỹ BOG được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể là 300 đồng/lít đối với các loại xăng, các loại dầu diesel, dầu hỏa và 300 đồng/kg đối với các loại dầu mazut ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa và được xác định là một yếu tố cấu thành giá cơ sở và giá bán của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Việc trích lập Quỹ BOG được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở.

Thông tư quy định mức trích lập quỹ này sẽ được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thực tế tại thời điểm điều hành giá xăng dầu. Trong đó, điều chỉnh giảm hoặc tạm dừng trích lập quỹ dưới mức trên khi các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng, dầu kỳ công bố tăng trên 5% so với giá cơ sở xăng, dầu công bố kỳ trước liền kề hoặc việc tăng giá xăng, dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân.

Trường hợp cần thiết, điều chỉnh tăng mức trích lập Quỹ BOG cao hơn mức quy định khi các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng, dầu kỳ công bố giảm trên 5% so với giá cơ sở xăng, dầu công bố kỳ trước liền kề hoặc căn cứ trên số dư Quỹ BOG, tình hình thực tế tại thời điểm công bố giá cơ sở xăng dầu.

Tổng mức trích lập quỹ trong kỳ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được xác định bằng mức trích lập Quỹ BOG quy định tại thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương nhân với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế đã tiêu thụ tại thị trường nội địa trong kỳ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

"Quỹ bình ổn giá xăng dầu là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách Nhà nước, toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng Quỹ để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước. Quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không phát sinh tổ chức bộ máy, không có cơ chế tài chính riêng", Thông tư quy định.

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu, nếu tổng số dư Quỹ BOG của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu ở mức lớn hơn hoặc bằng 7.000 tỉ đồng, Bộ Công Thương sẽ xem xét, điều chỉnh giảm mức trích lập hoặc tạm dừng trích lập quỹ.

Số tiền trong Quỹ BOG trên thực tế là của người tiêu dùng chi ra mỗi khi mua xăng dầu, mục đích là để điều tiết giá xăng dầu trong nước mỗi khi có biến động mạnh. Tuy nhiên, cách sử dụng quỹ này thời gian qua đã gây nên những ý kiến trái chiều về sự minh bạch. Nhiều ý kiến từ giới chuyên gia và doanh nghiệp đã kiến nghị cần phải sửa đổi quy định về việc trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG để quỹ này có thể hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn.

Theo quy định, người tiêu dùng vẫn phải trả thêm từ 100 đến 300 đồng/lít xăng dầu để trích lập quỹ này. Khoản tiền này luôn được chi ra dù giá xăng dầu thế giới có tăng, đẩy giá trong nước tăng theo. Giới chuyên gia cho rằng người tiêu dùng phải cõng thêm khoản tiền này cho mỗi lít xăng dầu là không hợp lý.

Từ ngày 2.1.2022 cũng sẽ thay đổi thời gian điều chỉnh giá xăng dầu. Cụ thể, giá bán lẻ xăng, dầu trong nước sẽ được điều chỉnh mỗi tháng ba lần, tức 10 ngày một lần thay vì 15 ngày như hiện nay. Thay đổi này được đưa ra tại Nghị định 95, sửa đổi bổ sung Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, thời gian điều hành giá xăng dầu tăng lên 3 lần một tháng (ngày 1, ngày 11 và 21 hàng tháng), mỗi kỳ điều chỉnh giá cách nhau 10 ngày. Các kỳ điều hành trùng ngày nghỉ, ngày lễ thì thời gian điều chỉnh giá lùi sang ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp kỳ điều hành trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.

Nếu giá các mặt hàng xăng dầu biến động bất thường, ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế xã hội, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định thời gian điều chỉnh. Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm giá cơ sở tăng trên 10% so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc giá biến động ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế xã hội, Thủ tướng sẽ quyết định biện pháp điều hành trên cơ sở báo cáo của Bộ Công Thương.

Bài liên quan
Đã đến lúc đưa ra lộ trình xóa bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu
Việc hạch toán, sử dụng quỹ chưa rõ ràng, thiếu minh bạch, người tiêu dùng chưa được hưởng lợi... khiến rất nhiều ý kiến đề nghị bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu thời gian qua. Đoàn giám sát của Quốc hội đã thẳng thắn đưa ra kiến nghị bãi bỏ ngay hoặc có lộ trình rõ ràng bãi bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thay đổi mức trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu từ năm 2022