Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, Bộ Công Thương với chức năng quản lý nhà nước, trách nhiệm chủ sở hữu vốn nhà nước tại PVN, Vinatex đã thiếu thường xuyên kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện chiến lược đầu tư; chưa thực hiện hết trách nhiệm trong giám sát chuyển nhượng vốn… Do đó, Bộ Công Thương phải chịu trách nhiệm đối với những vi phạm của các dự án này.

Thanh tra Chính phủ: Bộ Công Thương thiếu trách nhiệm của chủ sở hữu đối với PVN, Vinatex

Trí Lâm | 25/11/2016, 05:20

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, Bộ Công Thương với chức năng quản lý nhà nước, trách nhiệm chủ sở hữu vốn nhà nước tại PVN, Vinatex đã thiếu thường xuyên kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện chiến lược đầu tư; chưa thực hiện hết trách nhiệm trong giám sát chuyển nhượng vốn… Do đó, Bộ Công Thương phải chịu trách nhiệm đối với những vi phạm của các dự án này.

Hội đồng quản trị PVTex thiếu năng lực

Ngày 24.11, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có thông báo kết luận thanh tra việc đầu tư xây dựng dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ (PVTex, Hải Phòng) và ba dự án nhiên liệu sinh học có vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên.

Theo kết luận này, dự án xơ sợi Đình Vũ là dự án chiến lược nhưng quá trình hoạt động yếu kém đã gây thua lỗ hơn 1.400 tỉ đồng. Vinatex là tập đoàn lớn trong lĩnh vực dệt may, đã thiếu trách nhiệm trong việc góp vốn điều lệ, không thực hiện hết trách nhiệm của cổ đông mà ủy quyền hết cho PVN làm chủ đầu tư dự án.

Còn PVN là tập đoàn chi phối vốn tại PVTex nhưng trong quá trình điều hành còn nhiều thiếu sót, vi phạm, chưa thực hiện hết trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát; nhận chuyển nhượng vốn từ Vinatex và Công ty cổ phần Phong Phú sai quy định, dẫn đến phải bù lỗ.

TTCP cũng chỉ rõ Bộ Công Thương với chức năng quản lý nhà nước, trách nhiệm chủ sở hữu vốn nhà nước tại PVN, Vinatex đã thiếu thường xuyên kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện chiến lược đầu tư; chưa thực hiện hết trách nhiệm trong giám sát chuyển nhượng vốn… Những vi phạm trên thuộc về trách nhiệm của Bộ Công Thương, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc PVN, Vinatex thời kỳ từ 2007 đến nay.

Về thực hiện đầu tư dự án, những sai phạm của PVtex trong quá trình quyết định dự án đầu tư, phê duyệt tổng mức đầu tư, đấu thầu, mời thầu… đều có liên quan đến việc chỉ đạo điều hành của PVN.

Kết luận nêu rõ,Hội đồng quản trị PVtex phê duyệt dự án, thiết kế không thẩm định, nội dung dự án không phù hợp với thiết kế; tổng mức đầu tư thiếu chi phí vốn lưu động, tăng sai một khoản trị giá hơn 38 triệu USD. Trách nhiệm này liên quan trực tiếp đến những vi phạm của Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị PVTex.

Cùng với đó,Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị PVTex thiếu năng lực, yếu kém trong đầu tư và xây dựng, thiếu trách nhiệm trong ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng dẫn đến phát sinh nhiều tranh chấp, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.

Ngoài những nguyên nhân chủ quan trên thì báo cáo cũng chỉ ra một số nguyên nhân khách quan là do thị trường biến động, giá nguyên liệu, nhiên liệu vì thế ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm sợi; nguồn vốn lưu động còn thiếu, lãi suất ngân hàng cao…

Kiến nghị Bộ Công an điều tra

Căn cứ kết luận thanh tra, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương yêu cầu PVN có đánh giá toàn diện thực trạng dự án, đề xuất phương án xử lý trình Thủ tướng; nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp triển khai đầu tư dự án sợi nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nguyên liệu cho ngành dệt may; chỉ đạo PVN thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về phát triển ngành sợi, về tiêu thụ sản phẩm của Vinatex; làm rõ nguyên nhân chất lượng sản phẩm loại A thấp, nếu do thiết bị thì cần yêu cầu lắp đặt đúng như hồ sơ ban đầu.

Đối với PVN, tiếp tục nghiên cứu đầu tư nguyên liệu PTA, MEG là nguyên liệu đầu vào cho nhà máy sợi; chỉ đạo người đại diện phần vốn tại PVTex và hội đồng quản trị rà soát lại toàn bộ chi phí của dự án, đàm phán và xử lý dứt điểm các tranh chấp, nhanh chóng quyết toán.

Còn đối với PVTex, TTCP cho rằng cần nhanh chóng xử lý dứt điểm các tranh chấp hợp đồng đối với nhà thầu, thực hiện tốt công tác quản trị, nâng cao hiệu quả sau đầu tư, kiến nghị BộCông Thương và Thủ tướng có cơ chế đặc thù để vận hành nhà máy.

Về xử lý kinh tế, tổng số tiềnthanh tra kiến nghị xử lý là 54.926.572.402 đồng và 23.000 USD. TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức tại Bộ Công Thương, PVN, Vinatex có liên quan đến sai phạm.

Về xử lý hình sự, TTCP cũng kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật bởi vì dự án PVTex đã có dấu hiệu cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, chọn lựa nhà thầu, ký kết hợp đồng, gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thanh tra Chính phủ: Bộ Công Thương thiếu trách nhiệm của chủ sở hữu đối với PVN, Vinatex