Đó là nội dung chính trong tọa đàm quốc tế: “Thanh niên ASEAN và các mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số”.

Thanh niên ASEAN cùng sáng tạo, hành động trong bối cảnh chuyển đổi số

ĐM-TV | 16/04/2023, 16:17

Đó là nội dung chính trong tọa đàm quốc tế: “Thanh niên ASEAN và các mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số”.

Ngày 15.4, Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM và Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo Nguồn nhân lực ASEAN, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM phối hợp tổ chức tọa đàm: “Thanh niên ASEAN và các mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số”.

Phát biểu khai mạc, TS Phan Thanh Định, Phó hiệu trưởng Trường ĐH KH-XH&NV, ĐHQG – TP.HCM cho biết, tọa đàm mong muốn truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của sự năng động, các sáng kiến của thanh niên, sinh viên Việt Nam và các nước ASEAN tham gia giải quyết các “vấn đề ASEAN – tâm điểm của sự tăng trưởng” (khẩu hiệu của Indonesia – quốc gia đang giữa vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN 2023 đề xướng) trên tinh thần 17 chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và bối cảnh chuyển đổi số.

z4269227126963_00668c81931c2f5d74a362bec1eaf899.jpg
Các diễn giả và khách mời chụp hình lưu niệm tại chương trình

Ông Agustavinano Sofian, Tổng Lãnh sự Cộng hòa Indonesia tại TP.HCM cho biết, trong giai đoạn đại dịch COVID-19, quá trình số hóa đã phát triển mạnh mẽ ở quy mô toàn cầu, trong đó bao gồm Indonesia và Việt Nam. Chuyển đổi số là chiến lược chính trong giai đoạn này và hứa hẹn sẽ tiếp tục mở rộng, phát triển hơn nữa trong thời kỳ phục hồi cho đến ngày hôm nay. Quá trình số hóa đã giúp các nền kinh tế của khu vực nhanh chóng thích ứng và vượt qua khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi trong buổi lễ khai mạc “Đối thoại Thanh niên ASEAN về Phát triển kỹ thuật số cho các mục tiêu phát triển bền vững” đã nhấn mạnh rằng: Nền kinh tế số đã phát triển mạnh mẽ với tiềm năng lên tới 2 nghìn tỉ USD vào năm 2030. Đóng góp gần 28% vào GDP của ASEAN và tạo ra 27 triệu việc làm mới… Theo đó, ba yếu tố quan trọng then chốt trong phát triển bền vững đó là thích ứng, sáng tạo và cải tiến. Đây là một nền tảng có cơ sở vì thanh niên chúng ta chiếm 1/3 dân số ASEAN.

Ngân hàng Phát triển Châu Á dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của ASEAN sẽ đạt 4,7% vào năm 2023, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu. Hãy tưởng tượng khả năng đạt được 2 nghìn tỉ USD vào năm 2030 bằng cách phát triển tối ưu tiềm năng của thanh niên ASEAN trong việc thúc đẩy nền kinh tế số sẽ như thế nào”.

z4269245564245_1a5894ae11e07d060357895b27d8e6bd.jpg
Ông Agustavinano Sofian, Tổng Lãnh sự Cộng hòa Indonesia tại TP.HCM

Tổng lãnh sự Indonesia tại TP.HCM gợi lại 3 thông điệp mà Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Retno Marsudi đề cập về thanh niên ASEAN có thể làm những gì để đạt được mục tiêu này, đó là: Tiên phong đổi mới sáng tạo; Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ ASEAN và Nâng cao trách nhiệm xã hội.

Tọa đàm còn có phần trình bày của PGS-TS Đinh Điền về cơ hội và thách thức của thanh niên ASEAN trong bối cảnh chuyển đổi số; phần chia sẻ của ông Lê Ngọc Ánh Minh về đổi mới sáng tạo và sân chơi cho các bạn sinh viên về Cuộc thi ý tưởng sáng tạo dành cho sinh viên ASEAN do CLB Hydrogen Việt Nam – ASEAN, Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM dự định phối hợp với Trường ĐH KH-XH&NV cùng các trường trong hệ thống ĐHQG - TP.HCM tổ chức bắt đầu từ năm 2023.

z4269227131288_fa5bf9e0bf9fd2a345e42a22128b19a5.jpg
Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà phát biểu tại chương trình

Bên cạnh đó, có nhiều câu hỏi được đặt ra cho các diễn giả với sự tương tác của sinh viên quốc tế và Việt Nam.

Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà chia sẻ: “Khi các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất hiện ngày càng nhiều và phức tạp, mỗi người trẻ càng nhận ra vai trò phải thay đổi hành động trong tương lai, để con người có thể chung sống bền vững cùng thiên nhiên và các nguồn tài nguyên ngày càng quý hiếm. Đại dịch COVID-19 xảy ra như một cảnh tỉnh về thiên nhiên ngày càng bị thu hẹp. Năng lượng, nguồn nước sạch, nguồn đất đai trồng trọt ngày càng khan hiếm và gây ra xung đột ở nhiều nơi trên thế giới. Đông Nam Á là một trong những khu vực trẻ đang trỗi dậy trên đường phát triển, vì vậy, mỗi người trẻ đều đang đứng trước ngã ba của áp lực môi trường và thôi thúc phát triển.

Là người trẻ Việt Nam, Thanh Hà cũng như các bạn sinh viên ở đây, mang sứ mệnh của những người đi tìm chìa khóa cho sự phát triển bền vững. ASEAN cũng là khu vực có quá trình chuyển đổi số cực kỳ mạnh mẽ và đã đạt được nhiều thành quả ấn tượng. Những công ty khởi nghiệp về nông nghiệp, năng lượng sạch, giải pháp kết nối... đã tìm ra sáng kiến tạo ra dịch vụ ưu việt, tiết kiệm nguồn lực lao động, tiết kiệm tài nguyên thông qua giải pháp số. Ở góc độ nào đó, chuyển đổi số đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững trong thế kỷ này”, Nguyễn Thanh Hà nói.

Tổng kết tọa đàm, PGS-TS Phan Thị Hồng Xuân – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo Nguồn nhân lực ASEAN, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM gửi đến sinh viên 5 giá trị đúc kết với 5 chữ K: "Khát vọng – Kinh nghiệm – Kế hoạch – Kết nối – Kết đoàn".

Bài liên quan
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thanh niên ASEAN cùng sáng tạo, hành động trong bối cảnh chuyển đổi số